ZingTruyen.Info

Tu Tuong Ho Chi Minh

Khái niệm "dân tộc":

+ Theo Stalin: Dân tộc là một cộng đồng người nhất định được hình thành trong quá trình lịch sử, có chung tiếng nói, lãnh thổ, kinh tế và văn hoá.

+ Theo từ điển tiếng Việt: có 2 cách hiểu:

-->  Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý.

-->  Dân tộc là một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, một quốc gia gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi.


1. Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử không ngừng đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước luôn luôn đứng ở hàng đầu của bảng giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam. Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập...

- Nguyễn Ái Quốc sớm nhận thức được đầy đủ quyền dân tộc, ý thức độc lập dân tộc và chủ động, tích đấu tranh giành lại quyền thiêng liêng đó.

+ Khai thác, tiếp thu yếu tố tích cực của cách mạng tư sản:

Người đã khai thác, tiếp thu yếu tố tích cực của cách mạng tư sản thông qua nội dung của 2 bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, và tiếp nhận những nhân tố có giá trị trong hai bản tuyên ngôn bất hủ ấy. Từ đó Người đã khái quát nên chân lý bất di bất dịch về quyền cơ bản của các dân tộc trong bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ: "Tất các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đắng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

+ Sử dụng pháp lý Tư sản để đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân:

+ Xác định rõ mục tiêu đấu tranh đầu tiên là giành lại độc lập cho dân tộc:

"a) Đánh đổ ĐQCN Pháp và bọn phong kiến.

b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập"

- Khẳng định rõ ĐLDT là quyền bất khả xâm phạm và xác định rõ quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do đó:

+ ĐLDT là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm:

"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"

"nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước".

+ Quyết tâm chiếu đấu, hy sinh để bảo vệ ĐLDT, ấm no, hạnh phúc của ND:

"Không Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"

"Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập. chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận".

Như vậy, "Không có gì quý hơn độc lập tự do" không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Đó là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Vì vậy, Người không chỉ được tôn vinh là Anh hùng GPDT của Việt Nam mà còn được thừa nhận là Người khởi xướng cuộc đấu tranh TGPDT ở thuộc địa trong thế kỷ XX.

2. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn của các nước đang đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Nhận định, đánh giá đúng đắn về vấn đề dân tộc và giai cấp ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng:

"Nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn..., nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc, người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tờ-rớt... Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó, không thể chối cãi được". Trái lại, giữa họ vẫn có một sự tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân, họ đều là người nô lệ mất nước. Chính vì thế mà có cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, có phong trào Đông Du và có việc Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917,...

- Đánh giá rất cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc, coi đó là động lực lớn mà những người cộng sản phải nắm lấy:

Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Trong CMGPDT, "...người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ"

Như vậy, theo Người phải nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp vô sản, kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa quốc tế.

3. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp.

- Nhận thức rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và giai cấp trong CMGPDT:

+ GPDT trên lập trường giai cấp:

+ GPDT là cơ sở, tiền đề cho GPGC.

+ Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của Phương Đông và Việt Nam.

- Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế trên quan điểm mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH..

+ Thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp GPDT với GPGCVS:

Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới".

+ Mục tiêu ĐLDT và CNXH phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp GPDT trong thời đại CMVS với tiến trình cách mạng trải qua 2 giai đoạn:

"...làm tư sản dân quyền cách mạng thổ địa cách mạng để đi tới hội cộng sản" (CMDT - DCND để đi tới CNCS).

+ Sự gắn bó, thống nhất giữa ĐLDT và CNXH phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu GPDT với GPGC và giải phóng con người.

Như vậy, vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập ở đây không phải là vấn đề dân tộc nói chung. Như đã nói ở trên, khi CNĐQ đi xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị trường, thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hoá đối với các nước bị xâm chiếm, thì vấn đề dân tộc đã trở thành vấn đề dân tộc thuộc địa.

Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân thực hiện quyền dân tộc tự quyết thành lập nhà nước dân tộc độc lập.

Ở thời đại mà CNĐQ đã trở thành một hệ thống thế giới, CMGPDT đã trở thành một bộ phận của CMVS, việc nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc như thế nào có quan hệ đến toàn bộ đường lối, chiến lược, sách lược của CMGPDT.

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có tính chất cách mạng sâu sắc thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nhận định của Ăngghen: "Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính"

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info