ZingTruyen.Info

Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Nêu những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

hauduong

1. ĐĐKDT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng

2. ĐĐKDT là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

3. ĐĐKDT là đại đoàn kết toàn dân

4. Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất vững mạnh

5. Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế (0,5 tiết), (GT, tr182- 200)

*Phân tích quan điểm: Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân?

-Quan điểm này đề cập về lực lượng trong đại đoàn kết dân tộc - lực lượng toàn dân.

- Quan niệm về "Dân" và "Nhân dân" của HCM.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niệm DÂN, NHÂN DÂN, có nội hàm rất rộng. Người dùng các khái niệm này để chỉ "mọi con dân nước Việt", "mỗi một người con Rồng cháu Tiên", không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt "già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện". Như vậy, DÂN, NHÂN DÂN vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, và cả hai đều là chủ thể của ĐĐKDT.

- ĐĐKDT là phải tập hợp được toàn dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung.

Nội hàm trong khái niệm ĐĐKDT trong TTHCM rất phong phú, nó bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ, các quan hệ liên kết qua lại giữa các thành viên, các bộ phận, các lực lượng xã hội của dân tộc từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới... Người đã nhiều lần nêu rõ: "Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ". "Ta" ở đây là chủ thể của khối ĐĐKDT, nó vừa là Đảng CSVN nói riêng, lại vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung.

- Đứng vững trên lập trường của GCCN, giải quyết hài hòa MQH giữa GC-DT.

Để đoàn kết tập hợp lực lượng, theo Người không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không phải là Việt gian, phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi như vậy, HCM đã định hướng cho việc xây dựng khối ĐĐKDT trong suốt tiến trình CMVN, từ CMGPDT tới CMDCND và từ CMDCND tới CMXHCN.

- Phải kế thừa được truyền thống: Yêu nước – Nhân Nghĩa – ĐK của dân tộc.

Muốn thực hiện được việc ĐĐK toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta, nó đã trở thành giá trị bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua các thế hệ từ thời các vua Hùng dựng nước tới Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. HCM đã kế thừa và phát triển các truyền thống đó trong điều kiện mới để phục vụ cho việc thực hiện ĐĐKDT, cụ thể:

+ Truyền thống đoàn kết nhân dân để chống chọi với thiên tai địch họa:

Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên: Nhiễu điều phụ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Thành một triết lý nhân sinh: Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm là lên hòn núi cao.

Thành phép ứng xử và tư duy chính trị:

Tình làng nghĩa nước; Nước mất thì nhà tan; Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

Tất cả đã ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình – làng xã – Quốc gia (nhà - làng - nước) và cũng trở thành sợi dây liên kết các dân tộc, các giai tầng trong xã hội Việt Nam.

+ Kinh nghiệm đoàn kết, tập hợp lực lượng của các bậc anh hùng, hào kiệt.

Thời cổ đại, tinh thần đoàn kết, yêu nước đó không chỉ được phản ánh trong kho tàng văn học mà còn thể hiện trong kinh nghiệm trị nước và đánh giặc của các anh hùng dân tộc: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung,... Đó là tư tưởng "Khoan thư sức dân làm kế gốc sâu rễ bền", "trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức", "tướng sĩ một lòng phụ tử", "chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân".

VD: Trong tư tưởng của Phan Bội Châu về hợp quần, về đoàn kết bao gồm hai phương diện: đoàn kết quốc tế và đoàn kết dân tộc.

Như vậy, HCM đã sớm hấp thu được truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Người đã khẳng định "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta, từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn (đoàn kết), nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". Điều đó giúp cho HCM có đủ cơ sở để chỉ ra được điều kiện đầu tiên để thực hiện được ĐĐKDT.

- Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người.

HCM chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có phần thiện – phần ác, ưu điểm – khuyết điểm, mặt tốt – mặt xấu... Cho nên vì lợi ích của cách mạng cần phải có lòng khoan dung độ lượng, biết trân trọng mặt tốt, ưu điểm, phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người viết: "Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn".

HCM cho rằng ngay đối với những người lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết với họ, mà hoàn toàn không định kiến, khoét sâu cách biệt. Người đã lấy hình tượng năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn, nhưng cả năm ngón đều thuộc về một bàn tay, để nói lên sự cần thiết phải thực hiện ĐĐK

Lòng khoan dung, độ lượng ở HCM không phải là một sách lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người suốt đời theo đuổi. Đó là một tư tưởng nhất quán, được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm lạc biết hối cải. - Phải có niềm tin vào nhân dân.

Nếu muốn cách mạng thành công thì phải biết quý trọng dân, tôn trọng dân, tin ở dân và điều quan trọng là phải biết coi trọng sức mạnh đoàn kết của dân. Trong tâm thức của Người thì: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, không gì quý bằng sức mạnh ĐĐK của nhân dân". Với HCM thì yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống và đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc "nước lấy dân làm gốc", "chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân"... đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý Mác-xít "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Theo Người, DÂN là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối ĐĐKDT, quyết định thắng lợi của cách mạng, là nền, gốc và chủ thể của Mặt trận.


Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info