ZingTruyen.Info

Tu Tuong Ho Chi Minh

Trong di sản HCM, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều những ý kiến đánh giá về người, về việc, về tập thể cũng như về cá nhân. Đó là những lời khen ngợi biểu dương hay phê bình nhắc nhở. Đó là những lời phân tích phải trái, đúng sai, hay dở, hay đó là những lời khuyên nên tránh hay nên làm, cần xây hay cần chống. Bao giờ Người cũng phân biệt mặt tốt với mặt xấu, mặt thiện với mặt ác trong động cơ cũng như trong hành vi của con người, trong mối quan hệ xã hội vô cùng đa dạng, để làm rõ những phẩm chất đạo đức cần phải xây dựng Người làm công việc ấy rất thường xuyên, gần như một người làm vườn cần mẫn hàng ngày bắt sâu nhặt cỏ, tỉa lá cắt cành, vun xới cho những mầm cây. Phải chăng bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức mà HCM đặt ra rất gần gũi với mình, những phẩm chất cần tu dưỡng, những định hướng để vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ của cuộc sống con người. Đó là những vấn đề đạo đức Người rút ra từ cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, khái quát thành tư tưởng, lý luận đạo đức, từ đó trở lại cải tạo con người, làm biến đổi hiện thực xã hội.

Trong TTĐĐ HCM, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, hơn nữa Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định. Từ đó Người đã khái quát thành những phẩm chất chung cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới. Nói cách khác, đó là những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới ĐĐCM Việt Nam.

Dưới đây là bốn phẩm chất chung, cơ bản nhất:Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

Phân tích Yêu thương con người, sống có tình có nghĩa.

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, cùng với việc thể nghiệm của chính bản thân mình qua hoạt động cách mạng thực tiễn HCM đã xác định: tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất, nó vừa thể hiện mục đích, vừa là động lực của SNCM mà HCM theo đuổi.

Người đã đưa ra định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn, nghĩa rộng là đồng bào cả nước, rộng ra nữa là cả loài người".

Nhận thức được giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc đó là lòng nhân ái cao cả "Thương người như thể thương thân" nên suốt cuộc đời hoạt động CM của mình, HCM luôn hoà mình vào cuộc sống của nhân dân lao động, của những người bị áp bức. Qua khảo sát thực tế, Người đi đến kết luận: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Người bóc lột (người ác) và người bị bóc lột (người thiện)"

- Đối tượng của chuẩn mực: vừa bao la, rộng lớn, vừa gần gũi, thân thương.

Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Tình yêu thương đó đã được thể hiện ở HCM bằng "Ham muốn tột bậc là làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Nếu không có tình yêu thương con người như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

- Nội dung của chuẩn mực:

Quan điểm về yêu thương con người của HCM rất rộng, không bó hẹp trong quốc gia, dân tộc mà cả nhân loại. Cụ thể:

+ Trước hết, tình yêu thương đó dành cho những người dân lao động, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc.

Lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh rất cụ thể, từ cụ già đến em thơ, bộ đội, dân công, nông dân, công nhân đến chị em phụ nữ...

Yêu thương con người của HCM không chỉ dành cho nhân dân, đồng bào mình, mà còn giành cho GCVS và toàn thể nhân loại tiến bộ trên thế giới.

+ Thứ hai, tình yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa.

HCM khuyên: Người thày thuốc, thày cô giáo phải như mẹ hiền... Người nói: "Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống với nhau không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được"

+ Thứ ba, tình yêu thương con người gắn với niềm tin mãnh liệt vào những khả năng, phẩm giá tốt đẹp của con người và tạo mọi điều kiện cho con người vươn lên để tự hoàn thiện mình.

Người nói: "Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa màu xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng"

+ Thứ tư, tình yêu thương con người là sự quan tâm và có biện pháp cụ thể để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sự tiến bộ của mỗi con người.

Đối với những người lầm đường, lạc lối đã tỏ ra ăn năn, hối cải đã được Người đối xử với thái độ nhân ái, khoan dung, độ lượng. Đặc biệt, Người rất coi trọng và đề cao sự giáo dục thuyết phục, cảm hoá đối với con người. Người khuyên: "Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ... Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ".

- Yêu cầu: Để yêu thương con người thì cần phải làm gì?

+ Phải nghiêm khắc với mình, độ lượng với người, biết tôn trọng con người trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày.

Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết cách nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người ở cương vị lãnh đạo, bất cứ ở cấp nào.

+ Phải có tinh thần khoan dung, độ lượng.

Tình yêu thương con người, theo HCM, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm sai lầm và cố gắng sửa chữa; kể cả đối với những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng. Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà HCM tin rằng trong mỗi người đều có, tuy nhiều ít có khác nhau.

+ Phải tích cực đấu tranh TPB&PB một cách chân thành, nghiêm túc.

Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người. Đây là tình thương yêu trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc giữa những người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp chung. Nó hoàn toàn xa lạ với thái độ dĩ hoà vi quý bao che sai lầm khuyết điểm cho nhau, càng xa lạ với thái độ yêu nên tốt, ghét nên xấu, bè cánh có thể đưa đến những tổn thất lớn cho Đảng, cho cách mạng.

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info