ZingTruyen.Info

Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Điều kiện LS-XH Việt Nam TK XIX - XX tác động đến sự HT và PT TT Hồ Chí Minh

hauduong

Đặc điểm, tính chất, mâu thuẫn của XHVN từ khi thực dân Pháp xâm lược.

+ Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Cuối thế kỉ XIX cho đến trước khi TDP xâm lược, nước ta vẫn là 1 xã hội phong kiến, nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ về sản xuất. Sau khi lật đổ triều Tây Sơn, triều Nguyễn đã thi hành những chính sách sai lầm.... về đối nội đối ngoại( đóng cửa nên kinh tế, ko cho giao lưu buôn bán với ng phương tây, ko cho thuyền thương nhân Mỹ, A,P,TBN qua eo biển), dẫn tới nhà nước bị cô lập với bên ngoài, ko bắt kịp xu thế thế giới, ngày 1 lạc hậu hơn. Trong nước thì có quân làm phản ý đồ cho Hồng Bảo giành ngôi

1858, TDP chính thức xâm lược đất nước ta, nhà Nguyễn thối nát(ko có ngân khố để duy trì trang bị cho quốc phòng...) ko thể làm j ngoài cách chống cự yếu ớt. Rồi chả bao lâu lại nhường 3 đến 6 tỉnh Nam Kì. Cuối cùng năm 1884: Hòa ước Pa-to-not , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt( biến nước ta từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến). Sau khi thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1889-1914) chúng đã vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ, nô dịch đàn áp, chia rẽ và không cho người dân một chút quyền tự do nào, trong khi đó triều đình nhà Nguyễn thì ươn hèn, nhu nhược đầu hàng.

+ Cơ cấu giai tầng trong xã hội có sự phân hóa sâu sắc, chuyển biến mạnh mẽ.

Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) ở xã hội phong kiến bị phân hóa. TDP cùg với sự khai thác thuộc địa cũng mang tới sự xuất hiện một số giai cấp mới của kinh tế tư bản(công nhân, tư sản) và tầng lớp mới (tiểu tư sản thành thị, trí thức).

Việc xuất hiện những giai cấp mới, phân hóa giai cấp cũ là cơ sở vững chắc cho sự du nhập các luồng tư tưởng mới vào Việt Nam.

+ Nảy sinh các mâu thuẫn trong lòng XHVN, trong đó có 2 mâu thuẫn cơ bản.

Toàn thể dân tộc Việt Nam > < thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

Nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) > < giai cấp địa chủ phong kiến.

Việc giải quyết hai mâu thuẫn này sẽ đáp ứng được yêu cầu của lịch sử đặt ra, đó là độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bè lũ tay sai là cơ bản nhất do vậy độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu, trước mắt cần phải được ưu tiên giải quyết trước.

- Sự vận động của Ptrào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu XX:

+ Cuối thế kỷ XIX, hàng loạt các phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra theo các khuynh hướng tư tưởng khác nhau.

Theo quy luật có áp bức ắt có đấu tranh, do vậy nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra theo các khuynh hướng tư tưởng khác nhau như: phong kiến (KN Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phong trào Cần Vương,...), nông dân (KN Yên Thế).

Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa nông dân và sĩ phu yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỷ XIX là do: thiếu một đường lối chính trị đúng đắn; thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng tập hợp lực lượng và lãnh đạo nhân dân.

Tuy các Ptrào yêu nước thời kỳ này đều thất bại, nhưng nó đã đánh dấu một thời kỳ vận động và phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa yêu nước và phong trào yêu nước Việt Nam, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho PTCM sau này.

+ Đầu thế kỉ XX do ảnh hưởng của những luồng tư tưởng dân chủ tư sản mới du nhập, các Ptrào đấu tranh trong nước cũng bắt đầu diễn ra theo khuynh hướng tư sản.

Những luồng tư tưởng mới du nhập từ phương Tây thông qua các tân thư, tân văn, tân báo... đã tác động mạnh mẽ đến các nhà yêu nước VN. Đặc biệt do ảnh hưởng của phong trào Duy tân của Nhật bản do vua Minh trị khởi xướng (1868) và chiến thắng của Nhật trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905); ảnh hưởng của cuộc cải cách do vua Quang Tự - TQ khởi xướng (1898); ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi – TQ (1911)... làm cho xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển. Hơn nữa, do hệ quả của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã hình thành nên 5 giai cấp và tầng lớp trong lòng XHVN với nhiều mâu thuẫn đan xen, từ đây các phong trào đấu tranh cũng bắt đầu diễn ra theo khuynh hướng tư sản.

Tiêu biểu là phong trào Đông Du (1905), Đông Kinh Nghĩa Thục (1904- 1907), Duy Tân (1906), vụ đầu độc binh lính và chống thuế ở Trung kỳ,... nhìn chung các phong trào diễn ra sôi nổi nhưng kết quả hầu hết đều thất bại, các nhà lãnh đạo bị bắt, bị tù đày hoặc bị thực dân Pháp giết hại như: Phan Chu Trinh bị giết hại, Huỳnh Thúc Kháng bị đày ra Côn Đảo, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật, Trần Quý Cáp bị chém...

Nguyên nhân thất bại của các PTĐT theo những khuynh hướng tư tưởng phong kiến, nông dân, hay tư sản đều do: chưa biết cách tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân; lực lượng lãnh đạo chưa có đường lối, phương pháp đúng đắn.

+ Các PTĐT do GCCN tổ chức và lãnh đạo đầu thế kỷ XX.

Từ đầu thế kỷ XX cho đến 1925, Ptrào công nhân cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ, mang đặc tính của GCCN với nhiều hình thức khác nhau như: đình công, bãi công, biểu tình... Trong các cuộc đấu tranh đó, công nhân đã nêu các yêu sách và dần đấu tranh có tổ chức, có sự liên kết cùng với công nhân đồng ngành nghề, địa phương.

Tuy đã có bước phát triển mạnh mẽ song PTĐT của GCCN còn mang tính tự phát, chưa được tổ chức chặt chẽ nên chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

Tóm lại: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các cuộc đấu tranh thất bại chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến và tư sản đã lỗi thời, lạc hậu không còn khả năng dẫn dắt các phong trào yêu nước đấu tranh GPDT, đồng thời nó cũng thể hiện sự bế tắc về đường lối cứu nước, khủng hoảng về lực lượng lãnh đạo. Do vậy, yêu cầu lịch sử đặt ra lúc này là muốn GPDT thì phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới. Sứ mệnh lịch sử đó được đặt lên vai tất cả những người Việt Nam yêu nước, trong đó có người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh xã hộirối ren với nhiều mâu thuẫn thức tạp, do vậy cuộc đời của Người gắn chặt với việcgiải quyết các mâu thuẫn của XHVN, nhất là mâu thuẫn giữa dân tộc VN với CNĐQ,Người đã nhận thức một cách rõ ràng, cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phảilà súng đạn, của cải mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nóicách khác là LLCM và PPCM. Nên Ngườiđã xác định mục tiêu xuất dương hoàn toàn khác các nhà cách mạng tiền bối: "Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Phápvà các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bàochúng ta".

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info