ZingTruyen.Info

Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 24

Ris_191

#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ HAI MƯƠI BA: NỮ QUỶ TRONG TỬ CẤM THÀNH

1. Trong lịch sử Trung Quốc có xuất hiện một cụm từ gồm ba chữ "hồng vệ binh". Hồng vệ binh là gì? Đây là một lực lượng tiêu biểu trong cách mạng văn hóa Trung Quốc ở những năm 60. Theo Wikipedia thì: "lực lượng này được coi là xung kích trong việc đấu tranh, phá bỏ những tập tục hủ lậu trong xã hội, nhưng dần đã trở nên quá khích, nhiều danh thắng và giá trị văn hóa truyền thống của Trung Hoa bị lực lượng này phá hủy, một số di tich lịch sử bị lực lượng này đe dọa đập phá khiến chính quyền phải cử quân đội tới bảo vệ (ví dụ như Tử Cấm Thành còn tồn tại là nhờ có sự bảo vệ của quân đội do Chu Ân Lai phái đến), đến tận khi cách mạng văn hóa kết thúc vào đầu thập niên 1970, lực lượng này mới bị giải tán". Các bạn có thể xem đoạn kết của bộ phim điện ảnh kinh điển Bá Vương Biệt Cơ để chứng kiến sự tiêu cực này.

Nghe nói vào tầm tháng 8 tháng 9 (thời điểm Hồng Vệ Binh tập trung thực hiện chiến dịch tiêu diệt "Bốn cái cũ", Tử Cấm Thành cũng nằm trong tầm ngắm), một buổi tối nọ, ngay trên cửa Đông Hoa xuất hiện một cô gái mặc đồ cổ trang ngồi trên cửa thành thong dong chơi đàn tranh, tầm nửa tiếng đồng hồ thì biến mất. Liên tiếp ba ngày như thế, đến ngày thứ tư, một Hồng Vệ Binh mang súng đến, không ngoài dự liệu, cô gái kia lại xuất hiện, một Hồng Vệ binh cầm súng bắn trúng cô gái ấy, cô gái ấy bỗng biến mất, về sau người ta cũng không thấy cô gái đó xuất hiện nữa.

2. Có thể bạn đã biết, bốn mặt quanh Tử Cấm Thành đều được bao bọc bởi một con sông tên là Đồng Tử, con sông này là con "hào" dùng để bảo vệ cả tòa Tử Cấm Thành uy nghiêm này. Toàn bộ sông dài 3,5km, rộng 52 mét và sâu 4,1 mét. Đây là phòng tuyến số một của Tử Cấm Thành nhưng, ý nghĩa của câu "thành trì vững chắc, lũy cao hào sâu" là bắt nguồn từ con hào Đồng Tử này. Lúc xây Tử Cấm Thành, vua Vĩnh Lạc chỉ cho đào ba mặt Đông - Bắc - Tây, lần lượt ở cổng Đông Hoa, cổng Huyền Vũ và cổng Tây Hoa. Đến năm Càn Long thứ hai mươi lăm (1760), vua Càn Long mới ra lệnh cho đào rộng thêm sang mặt thứ tư với hệ thống cống ngầm tân tiến.

Phải khái quát một chút về lịch sử của con hào Đồng Tử này bởi câu chuyện mà chúng ta sẽ được nghe tiếp sau đây có liên quan đến con hào ấy. Một netizen đã kể lại rằng:

Ở khu vực con hào quanh Cố Cung có trồng rất nhiều cây (cây gì thì tôi quên rồi do đã lâu rồi chưa đi), trong đó có một cái cây rất kỳ lạ, nghe nói cứ đến 12 giờ, nếu ai đi ngang qua đó sẽ trông thấy có một cô gái mặc đồ đỏ đang khóc, nghe nói đã có người nhìn thấy tận mắt rồi, người đó còn tới tận nơi để kiểm chứng nhưng vừa mới bước gần hơn là đã không còn nhìn thấy nữa. Sau đó có một ông cụ bảo rằng có lẽ dưới nơi đó có chôn thứ gì không sạch sẽ nên "người ta" mới mãi không siêu thoát, vì vậy đã gọi vài thanh niên dạn dĩ cầm cuốc xẻng đến đào thử ở khu vực đó (tất nhiên là vào ban ngày), đào một hồi thì trông thấy một khối ngọc, kể từ khi khối ngọc ấy được đào lên thì không còn nghe thấy tiếng ai khóc nữa.

3. Trong Tử Cấm Thành có một nơi gọi là giếng Trân Phi, đây là cái giếng mà Từ Hi thái hậu đã cho người đẩy xuống phi tần mà hoàng đế Quang Tự sủng ái nhất, mãi đến một năm sau đó mới cho người vớt lên nhập liệm. Bây giờ thì cái giếng đã được tu sửa lại và che lấp bớt rồi, thoạt trông rất nhỏ, nhưng hồi xưa miệng giếng rất lớn, bên giếng còn đặt cả một cái linh đường nhỏ. Nghe nói, tối tối khi nhân viên công tác trực đêm mà đi ngang qua cái giếng này thường trông thấy có bóng hình ai đó đi qua đi lại hoặc ngồi đàn bên giếng. Có lẽ năm xưa không ai siêu độ cho nàng nên vong hồn nàng mới ở đây lâu đến thế.

---------------------------------

Ảnh dưới là một căn phòng ở cung Khôn Ninh - phòng tân hôn của hoàng hậu và hoàng thượng.

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info