ZingTruyen.Info

Thất Gia

Chương 21: Long tranh hổ đấu

KwonHuyenAnh

Long tranh hổ đấu

Đợi tháng Giêng qua đi, chút ồn ào náo nhiệt cuối cùng trong kinh thành cũng lắng xuống. Ô Khê dù sao cũng là người trẻ tuổi, vết thương trên người lại không nặng, sớm bay nhảy đùa vui, chỉ trong hơn mười ngày ngắn ngủi, bị Cảnh Thất dụ dỗ, dạo lượt khắp chốn kinh thành. Năm ấy tới kinh thành, chẳng qua cũng mới chỉ là đứa trẻ hơn mười tuổi, mấy năm qua lại cố dồn nén chịu đựng sự tĩnh mịch trong phủ vu đồng, cả ngày làm bạn cùng đám độc vật, phải phòng bị tất cả mọi người, cũng thành thói quen. Dường như Cảnh Thất đẩy ra cánh cửa có thể khiến buông bỏ mọi sự kiêng dè, bị mặc sức kéo vào trong vòng "vàng son trụy lạc" của kinh thành.

Tựa lan can nghe hát, ngồi quán trà nghe chuyện, đứng vườn lê xem kịch, nhã tục cổ kim, nước non tươi đẹp, Cảnh Thất quả hổ với câu đánh giá của Hách Liên Dực trong cơn giận điên người khi tóm nổi y – "hỗn thế ma vương"!

Ô Khê thì lại thấy có cũng được mà không có cũng chẳng sao, tuổi tuy còn nhỏ , thế nhưng từ lúc sinh ra thích yên tĩnh, không thích ồn ào. Đương nhiên Cảnh Thất rất biết ăn chơi hưởng thụ, có điều những trò ấy, lúc ban đầu nhìn thì thấy có chút mới mẻ, lâu dần, liền có chút không quen, chê nó ồn ào. Chỉ đáng tiếc, thằng bé cứng đầu này nhận định Cảnh Thất là bằng hữu của mình, lòng dạ nghĩ rằng nếu Cảnh Thất gọi mình ra, vậy bản thân phải đi cùng y, không thể khiến đối phương thất vọng.

Buổi đại triều hội(*) ngày mùng tháng Hai tới, Nam Ninh vương gia rốt cuộc hết đường ăn chơi nhảy múa, bị thái tử Hách Liên Dực "áp giải" vào triều, dự đại điển, trông thấy cái người trong suốt năm qua thỉnh thoảng hứng chí lên lộ mặt đôi ba lần trong triều – Hách Liên Bái.

(*) Đại triều hội là nghi lễ được cử hành vào mỗi đầu năm mới, là nghi lễ triều đình cao nhất xuất từ thời Tây Chu, truyền qua Tần, Hán thẳng đến Minh, Thanh. Đại triều hội là buổi triều mà bách quan cùng các chư hầu vào chầu thiên tử.

Cũng chẳng biết Hách Liên Bái là vừa lên triều hối hận, hay là còn thương nhớ đến thứ gì, long ỷ trên đại điện ngài ngồi còn chưa ấm chỗ, vội vã truyền ngay: "Có tấu chương thì trình lên, không có thì bãi triều", cứ như dưới bàn tọa mọc đinh vậy. Mắt ngài khép hờ, trên mặt vẻ sốt ruột "có lời thì cho nhanh", rõ ràng cho bá quan văn võ biết, thức thời thì bớt nói nhảm đi, mau mau quỳ xuống mà cung tiễn hoàng thượng. Ấy thế mà vẫn có kẻ không thức thời khăng khăng ra mặt, Ngự sứ đại phu Tưởng Chinh đứng ra tố cáo bộ Binh Cấp sự trung Lý Hoành Vĩ cùng Tham tướng Dương Đại Lâm thành Bắc Truân, ngôn từ hùng hồn đanh thép vạch tội bọn họ: " Làm xằng nói chuyện miền Tây Bắc, lời tà ma mê hoặc mọi người, có mưu đồ gây rối".

Hách Liên Bái vừa nhìn thấy Tưởng Chinh liền đau đầu, nhìn tiểu lão đầu trông có vẻ ỉu xìu sức sống thế thôi, chứ lúc nói chuyện là hai hàng lông mày rậm nhếch lên liên tục, chỉ cần mở miệng ra thì nhất định không có chuyện hay ho, không phải vạch tội thì cũng là can gián.

Song lần này, tất cả mọi người có mặt trên triều bao gồm cả Cảnh Thất trong nhất thời đều không kịp phản ứng lại – lão Tưởng này tuy rằng được coi là bậc trung trần rường cột nước nhà, thế nhưng nhân phẩm thì lại không đến nỗi nào, từ trước đến nay vẫn mang danh công chính cương trực, tuyệt đối không phải hạng gặp người là cắn, ngày ngày đoán mò thánh ý, chuyên đi nịnh hót a dua cứng đầu cỡ như bè lũ Triệu Minh Tích.

Thế nhưng hễ ông mở lời, dâng tấu, vậy chắc chắn không phải suông.

Mà lần này lại vô cùng quái lạ, kẻ bị vạch tội – Dương Đại Lâm là ai tạm thời chưa đề cập tới, thân ở thành nơi biên thùy, lại chỉ làm chức Tham tướng nhoi, bảo là vô danh tiểu tốt thì đám vô danh tiểu tốt cũng thấy minh oan. Chỉ riêng Lý Hoành Vĩ Lý đại nhân thôi, cũng là một trong số những người ít ỏi làm nghiêm chỉnh, lời ngay trong chốn bộ Binh toàn phường ăn hại. Loại người này dễ bị ghen ghét, dễ rước lấy tai vạ, có người cáo trạng ông ấy, không nên là Tường Chinh. Mà chuyện quái lạ hơn ấy là, nghe người ta đồn rằng quan hệ cá nhân giữa lão Tưởng và Lý Hoành Vĩ rất không tệ.

Cảnh Thất liền đưa mắt nhìn Hách Liên Dực, vừa đúng lúc Hách Liên Dực cũng đổ dồn ánh mắt nghi hoặc lại khẽ lắc đầu với y.

Lý Hoành Vĩ thì lại càng thêm bình tĩnh, ông chỉ hơi ngẩng đầu lên lúc bị nêu tên, sau đó đứng ở bên, lời hệt như người chết.

Hách Liên Bái xoa bóp ấn đường, cố gắng trấn tĩnh lại tinh thần để đối phó với lão già cứng đầu cứng cổ khó nói chuyện này: "Lý Hoành Vĩ và Dương...ừm, cái vị Dương tham tướng kia rốt cuộc làm gì để khiến khanh phật ý vậy?".

Tưởng Chinh quỳ "phịch" xuống, cao giọng : "Hồi bẩm hoàng thượng, mùng Bảy tháng trước, bộ Binh Cấp sự trung Lý Hoành Vĩ chỉ dựa vào lời phiến diện của viên tham tướng tép riu kia mà công khai phỉ báng triều chính, phê bình bừa bãi về tình hình biên thùy, lời xằng bậy khiến người kinh sợ, lừa bịp thiên hạ, gây dao động lòng người, thần bạo gan xin hỏi Lý đại nhân một câu, tại triều chính trong sạch, bệ hạ của chúng ta oai vũ minh, bốn bể thái bình, muôn dân no ấm. Người Ngõa Cách Lạt ở Bắc Truân tụ tập lại với nhau, trong vòng vài năm tới tất có biến động, chính là hiểm họa chiên biên cảnh nước nhà, những lời như thế mà thượng thư đại nhân này cũng có thể cao giọng nói ra mà không biết thẹn, rốt cuộc ngài có mưu đồ gì?".

Phút chốc trên gương mặt uể oải của Hách Liên Bái thoáng chút ngây ngẩn. Cảnh Thất và Hách Liên Dực đưa mắt nhìn nhau, nét mặt của Hách Liên Dực lúc này khó tả, Cảnh thất lại âm thầm thở dài hơi, y nghiêng đầu nhìn Tưởng Chinh có ý muốn vạch tội Lý Hoành Vĩ .

"Lý Hoành Vĩ tin lời của Dương Đại Lâm." Trong những năm đầu dựng nước, biên thùy của Đại Khánh họa tới không ngừng, vì chuyện này Thái tổ hoàng đế hạ lệnh cho tướng lĩnh trấn thủ nơi biên thùy bất luận phẩm cấp thế nào, đều có quyền dâng tấu bẩm báo, đừng nói Dương Đại Lâm là tham tướng, dù chỉ là Bách Phu Trưởng đi chăng nữa, chỉ cần biên cảnh có vấn đề thực sự thì cũng có thể đưa thư hỏa tốc tám trăm dặm trực tiếp dâng tốc lên Hách Liên Bái. Chuyện như vậy, vì cớ gì trực tiếp tìm hoàng thượng để tâu, mà lại phải thông qua Lý Hoành Vĩ? Mặt khác, tuy thường ngày hoàng đế mấy khi lên triều, thế nhưng sổ con quần thần dâng lên, biết ngài có muốn xem hay không , ít nhất cũng liếc mắt nhìn qua, chuyện liên quan đến sự an toàn nơi biên cảnh, dù Hách Liên Bái có vô trách nhiệm đi chăng nữa, ngài cũng không mê muội đến độ thờ ơ không nghe không hỏi đến sự tình này, tốt xấu gì cũng phải hỏi được câu: "Lời này có ý gì?".

Thế nhưng chuyện từ mùng Bảy tháng trước, vậy mà đến giờ Hách Liên Bái vẫn chưa nghe thấy động tĩnh gì, là hoàng thượng bất cẩn...hay là ngài căn bản chưa từng trông thấy cuốn sổ con đó? Nếu đến cả sổ con của đại thần dâng lên mà hoàng thượng còn không trông thấy, vậy thì nó đi đâu?

Tưởng đại nhân dùng lời cáo trạng nửa thật nửa giả, ẩn chứa hai tầng ý nghĩa, đúng là có dụng tâm từ trước rồi, đoán chừng trước đó ông ấy cũng âm thầm trao đổi với Lý đại nhân, tuy vậy rốt cuộc có thể đạt được kết quả mà ông ấy muốn hay không . Cảnh Thất âm thầm thở dài tiếng, chỉ sợ là rất khó.

Hách Liên Bái ngồi nghiêm trên long ỷ, sắc mặt trầm xuống, nhìn không ra vui giận, lát sau mới nói "Vậy sao" một tiếng, thanh âm kéo dài ra, ánh mắt hướng về phía Lý Hoành Vĩ: "Lý ái khanh, khanh từng dâng tấu chương về sự việc này chưa?".

Lý Hoành Vĩ quỳ sụp xuống: "Hồi hoàng thượng, thần từng dâng lên, hơn nửa lời của thần cũng như lời của Dương tham tướng, từng câu từng từ đều đúng theo sự thực, tuyệt đối không có chút xằng ngôn, tộc Man Ngõa Cách Lạt mượn cớ Xuân thị hằng năm, chiếm cứ phòng tuyến phương Bắc nước ta không chịu rời đi, tụ tập gây rối, nếu tăng cường quản chế, chỉ sợ tương lai Tây Bắc được thái bình, xin hoàng thượng minh giám".

Quả nhiên, Tây Bắc ra làm sao, Hách Liên Bái trực tiếp cho qua không thèm để ý, bởi vì cái ngài quan tâm là chuyện khác, chỉ nghe ngài cất giọng cười khẽ, rằng: "Vậy thì thật là kỳ quái! Các khanh nghe xem, bọn họ xông vào đấu đá rồi, thế mà tấu chương dâng mùng Bảy thánh Giêng ấy trẫm vẫn chưa thấy mặt mũi đâu".

Mấy tiếng cuối cùng càng dâng thêm lạnh lẽo, cả bá quan văn võ trong triều không ai dám nói câu nào. Cảnh Thất không ngờ ngày đầu tiên bản thân vào triều lại gặp được chuyện náo nhiệt như thế. Trước đây y chưa từng vào triều không hiểu biết về thế cục chẳng qua chỉ thông qua Hách Liên Dực, cộng thêm vài mảnh ký ức vụn vặt mà thôi, ngờ được sóng ngầm lại mãnh liệt đến mức này. Y hơi chau mày lại, xem chừng kế hoạch phải thay đổi lại vài chỗ nữa. Đối với Hách Liên Bái, Tây Bắc ra sao là chuyện quá đỗi xa xôi, thứ mà hoàng thượng quan tâm chính là: Kẻ nào lại lớn gan dám giở trò ngay trước mũi ngài, có phải muốn cướp luôn cái ngai vị này ! Thế là ngài cất tiếng hỏi: "Trịnh Hỷ, hiện tại ai giữ vị trí Hành Tẩu trong Thượng thư phòng?".

Hỷ công công đáp: "Hồi hoàng thượng, chính là công công Ngụy Thành trước ở phủ Nội vụ".

Hách Liên Bái hừ lạnh một tiếng: "Mau mời vị Ngụy công công Ngụy Thành thần thông quảng đại ấy lên đây cho trẫm".

Thái giám Hành Tẩu trong Thượng thư phòng này không có chức trách gì khác ngoài việc ngày ngày thu gom tấu chương do các đại thần dâng lên lại, sau đó đem đến Thượng thư phòng trình cho hoàng thượng, vốn dĩ vị trí này ngày xưa không có, là do vị thánh thượng như rồng thần "thấy đầu chẳng thấy đuôi" hiện tại lập ra, để ngài tiện bề xử lý chính sự bằng phương thức...ít tốn sức nhất.

Khi đó cũng có người phản đối, chuyện này không hợp lý, thế nhưng bị hoàng thượng giả câm giả điếc phớt lờ đi.

Cảnh Thất thờ ơ đứng nhìn vị Ngụy công công kia bị kéo lên đại điện, trong lòng mọi người đều tỏ như gương vậy, ở gần kề thánh giá thì được chỗ tốt gì đâu, từ sáng đến tối lo lắng hãi hùng, đâu phải ai cũng có thể làm được như Hỷ công công, lấy lòng khắp nơi, lăn lộn thành nửa tâm phúc trước mặt hoàng thượng, những kẻ khác, chẳng phải cũng chỉ vơ vét được thêm chút bạc thôi sao? Vị Ngụy công công này xem chừng ngày thường thu bạc quen tay, khi các vị đại nhân cắn xé lẫn nhau, ai cho nhiều tiền thì giúp kẻ ấy nhấc sổ con lên trên một chút, dựa vào số tiền nhiều ít để sắp thứ tự, tùy tiện nhét thêm. Lần này không biết lão nhận bao nhiêu, nhận đến độ mắt mũi kèm nhèm, lợi lộc che mờ lý trý, cứ thế cầm quyển sổ con của Lý đại nhân nhét xuống nữa nhét xuống mãi, đến hiện tại thì mất tích luôn.

Nếu chuyện xảy ra lâu thì cũng coi như xong, dù sao Hách Liên Bái tuổi cũng cao, trí nhớ không được tốt, thế nhưng ai mà ngờ được, chẳng biết vị bệ hạ này vì muốn thể hiện mùa xuân vạn vật nảy mầm, con người cũng phải bừng bừng sức sống, hay là bởi đêm qua ngủ không ngon, sáng sớm tỉnh lại không có việc gì làm, mà cũng có thể là lên cơn bất bình thường, tranh thủ đúng đại triều hội ngày mùng này để mà lộ diện.

Cửa Đông đợi ở đây chán, chỉ còn chờ chuyện xấu lòi ra.(*)

(*) Xuất phát từ điển tích "Đông song sự phát" – Chuyện xảy ra ở cửa sổ phía Đông. Theo Tây Hồ du lãm chí dư của Điền Nhữ Thành đời Minh, truyền thuyết kể rằng khi Tần Cối muốn giết hại Nhạc Phi, từng cùng vợ là Vương Thị bí mật lập mưu ở bên cửa sổ phía Đông. Về sau Tần Cối chết đi, dưới địa ngục chịu đủ khổ hình. Những người vợ khác của Tần Cối lập đàn tế lễ, Tần Cối nhờ đạo sĩ chuyển lời rằng: "Đông song sự phát hĩ". Về sau "Đông song sự phát" dùng để ví von những âm mưu hoặc những hành vi tội lỗi bị lộ đầy.

Mà đúng là lòi ra – Hách Liên Bái mặt rồng giận dữ, hạ lệnh ngay tại chỗ, lôi Ngụy Thành ra ngoài, tống vào thiên lao, để Đại lý tự khanh thẩm tra xử lý. Đại lý tự khanh nhìn là đủ hiểu, Ngụy công công hết đường sống rồi, giờ cần thẩm tra chỉ vì hai chuyện: một là hoàng thượng muốn biết kẻ nào lại to gan lớn mật đến vậy, dám lừa trên dối dưới, hối lộ Hành Tẩu công công, hai là hoàng thượng lấy nhân nghĩa để trị quốc, từ trước đến nay chưa hạ lệnh chém ai bao giờ. Sau đó, Hách Liên Bái còn qua quýt mấy câu với Tưởng Chinh và Lý Hoành Vĩ, ý tứ rằng sau khi trở về ngài xem xem vị Dương tham tướng kia thế nào, rồi sau đó mới ra kết luận, cứ thế nhẹ nhàng gác chuyện Tây Bắc qua một bên. Tưởng Chinh nghiến răng nghiến lợi hộ tạ ơn, khi đứng dậy đến cả chân cũng hơi run rẩy.

Tan buổi triều sớm, sau khi cung tống hoàng thượng đi rồi, Cảnh Thất đơn giản giãn gân giãn cốt lúc. Hách Liên Kỳ vội vội vàng vàng lướt qua người y, đến cả nhìn cũng không kịp quét mắc liếc y, Cảnh Thất nhướng mày, trong lòng mơ hồ đoán được điều gì. Vừa khéo lúc đại hoàng tử Hách Liên Chiêu quay người lại, không hiểu vì sao trông Hách Liên Chiêu lại có vẻ cao hứng lạ thường, nhìn ai cũng thấy vừa mắt, lại còn chủ động bắt chuyện với Cảnh Thất: "Hôm nay là ngày đầu tiên Bắc Uyên vào triều nhỉ?".

Cảnh Thất vội khom người đáp: "Đúng vậy, còn rất nhiều chuyện không thông hiểu, về sau còn mong được đại điện hạ chiếu cố nhiều hơn".

Hách Liên Chiêu bật cười, sau lại cùng y nói mấy câu nữa mới đi. Cảnh Thất đứng nguyên tại chỗ, nhìn theo bóng lưng y , thu lại nụ cười trên gương mặt, có chút đăm chiêu. Mãi đến khi Hách Liên Dực dẫn Lục Thâm đi ngang qua, vươn tay phẩy mấy cái trước mặt Cảnh Thất, bấy giờ y mới hoàn hồn lại. Hách Liên Dực cười bảo: "Ngươi còn chưa lớn cau mày để làm gì, mau theo ta xuất cung dạo chơi một chút".

Cảnh Thất còn chưa kịp nói gì liếc thấy hàng lông mày Lục Thâm thoáng nhíu lại, cái nhíu mày rất nhanh và khó nhận ra. Cảnh Thất liền hiểu ngay câu "xuất cung dạo chơi một chút" này của Hách Liên Dực có ý tứ gì. Nghĩ lại mới thấy, gần đây Hách Liên Dực rất ít tới chỗ y, thì ra đều dành thời gian xuất cung đi ngắm mỹ nhân, trong mắt Lục trạng nguyên, thái tử tùy ý xuất cung, còn vì đi gặp cô nương có xuất thân... không sang trọng như vậy, tuy không có gì nghiêm trọng, đem truyền ra ngoài cũng chỉ xem như chuyện nho nhã phong lưu, nhưng suy cho cùng vẫn không được thỏa đáng cho lắm.

Lục Thâm đưa mắt nhìn Cảnh Thất, thầm nghĩ bản thân mình không thích hợp với vai diễn kẻ xấu chuyên mất lòng đâu, thế là y chỉ làm như không trông thấy, hào phóng gật đầu: "Vậy thì tốt quá, nếu điện hạ đãi khách thì còn có thể tiết kiệm cho thần bữa cơm rồi".

Lục Thâm lẳng lặng theo sau, trong lòng hậm hực, phát hiện ra vị này không còn trồng cây được, tuổi còn chưa lớn thế mà cái tật ăn chơi trác táng chỉ có tăng chứ không có giảm. Lục Thâm có phần buồn bực, nghe Chu Tử Thư đánh giá khá cao về người này, Lục Thâm chẳng thể hiểu được, vị vương gia này ngoại trừ có gương mặt ưa nhìn với cái miệng ăn nói dễ nghe ra thì chẳng còn có chỗ nào hay ho nữa?

Sau khi "lãng phí" chút thời gian trong chốn nữ nhi yếu mềm, Hách Liên Dực mới cảm thấy vừa lòng, có chút tâm trạng luận bàn về chính sự, ba người vào trong tửu lâu. Chu Tử Thư và Hạ Doãn Hành đặt sẵn gian phòng trang nhã, đợi trên đó lâu lắm rồi.

Rượu và đồ ăn được đem lên, trong phòng không còn người ngoài nữa, bấy giờ Lục Thâm mới nói : "Thái tử điện hạ tuy cô nương Thanh Loan đó cũng tốt, nhưng dù gì nàng vẫn mang thân kép hát, làm hồng nhan tri kỷ tất nhiên không tệ, thế nhưng không nên gần gũi thái quá thì hơn".

Bàn tay nâng chén rượu của Hách Liên Dực hơi khựng lại, nhưng lại không đáp lời Lục Thâm, mà chỉ thở dài một tiếng, nhìn người xung quanh, nói sang chuyện khác: "Mấy ngày trước khi ta thỉnh an phụ hoàng, người đề cập đến chuyện ban hôn".

Vài người ngồi đó đều sửng sốt, Chu Tử Thư lại không biết là cố ý hay vô tình mà đưa mắc liếc nhìn Cảnh Thất.

Hạ Doãn Hành cười : "Chúc mừng thái tử, không biết là cô nương nhà nào có được may mắn thế này?".

Hách Liên Dực lắc đầu bảo: "Còn chưa quyết định, những chuyện này tốt nhất không nên đem ra mà rêu rao, tránh làm hỏng thanh danh của người ta. Đợi vài ngày nữa xác định chắc chắn rồi, thánh chỉ hạ xuống là các ngươi biết ngay".

Bấy giờ Cảnh Thất mới thong thả : "Thế nhưng điều quan trọng ở đây không phải là ai trở thành thái tử phi tương lai, mà là chuyện thái tử thành gia. Dân gian nói thành gia xong lập nghiệp, đến lúc đó thái tử phải bắt đầu học lo chính sự cùng hoàng thượng, vậy thì...hai vị điện hạ kia ngồi yên sao được? Có lẽ vị thái tử ngày ngày xuất cung, giao thiệp với đám con cháu quyền quý, quyến luyến ca kỹ, tuy những chuyện ấy truyền ra ngoài thì không được dễ nghe cho lắm, nhưng cũng không ảnh hưởng đến toàn cục, tuy vậy trong mắt hai vị ấy, như vậy tốt hơn hết cần nghiêm khắc hơn với bản thân".

Mọi người trầm mặc hồi, lát sau Hách Liên Dực mới đứa mắt nhìn Cảnh Thất, có phần cảm kích. Lục Thâm than rằng: " Thật khó cho thái tử phải náu mình chờ thời, thần tầm nhìn hạn hẹp, nói những lời không nên , xin tự phạt một chén".

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info