ZingTruyen.Info

Tài Liệu Văn Nghị Luận Xã Hội Và Lí Luận Văn Học

Phần 4: Cách dẫn dắt mở bài NLXH

DPPhuongdinh


1. CÁCH 1
Xưng tên 1 nhân vật trong tiểu thuyết, trong truyện, thơ để xây dựng mở bài theo điểm nhìn của nhân vật.
Ví dụ: Tôi đã từng là một Belikov bị giam giữ trong cái bao của lối sống cũ im lìm nhàm tẻ và luôn suy nghĩ cho lợi ích của riêng mình. Nhưng rồi một ngày tôi chứng kiến tình yêu thương thực sự có thể cảm hóa được ai đó, có thể kéo con người ta ra khỏi đáy sâu vực thẳm để làm lại cuộc đời, tôi đã thực sự thay đổi. Belikov trong tôi đã chết để bắt đầu hành trình gieo mầm và gìn giữ tình yêu thương...
Mình diễn diễn đại loại như thế để mọi người hình dung thử đó. Belikov là nhân vật trong tác phẩm văn 12 nha. Nhân vật nào hợp thì mình lấy mà sử dụng để làm mới văn phong nhé!

2. CÁCH 2
Đi từ cảm nhận của người khác đến cảm nhận của mình. Kiểu như tiếng nói tri âm, những con người đồng điệu trong đời ấy. Nó cũng không khác cách dẫn lời nói là mấy, nhưng là một gợi ý để mọi người biết cách tung ra "cái tôi" của mình nhiều hơn.
Ví dụ vẫn là đề về tình yêu thương:
"Tôi như trẻ nhỏ, ngồi bên hiên nhà, chờ xem thế kỉ tàn phai/ Tôi như trẻ nhỏ, tìm nơi nương tựa mà sao vẫn cứ lạc loài" ( Trịnh Công Sơn). Có những ngày tôi đã lặng lẽ và tồn tại nhạt nhòa như thế. Nhưng cũng nhờ nó mà tôi hiểu hơn về giá trị của sự sống và tình yêu thương trong cuộc đời. Tôi nhận ra mình may mắn vì đã yêu và được yêu thương, và tình yêu đó giúp cho tôi được sống đúng nghĩa chứ không chỉ đơn thuần là tồn tại...
Đại loại là vậy cho cách này. Nó cũng dễ vận dung thôi nhưng ý tưởng cách nói phải bắt tai vào nhé!

3. CÁCH 3
Nêu ra 1 hiện tượng tâm lí xã hội. ( Xem các hiệu ứng mình đã post để luyện tập cách sử dụng nhe ). Cái này thì giúp cho bài viết mang hơi hướng khoa học và logic.
VẪN LÀ VÍ DỤ TRÊN VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG:
Tôi đã từng nghe đâu đó về "Hiệu ứng Người ngoài cuộc". Nó được hiểu rằng "khi một người gặp rắc rối hoặc tai nạn, nếu có càng nhiều người chứng kiến vụ việc thì họ sẽ càng có ít cơ hội được giúp đỡ hơn". Nghe có vẻ nghịch lý nhưng chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp hiệu ứng này trong các vụ tai nạn trên đường phố. Và thực tế là hiệu ứng này chính là cách gọi khác của căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện đại. Khi mà ai cũng trở thành " người ngoài cuộc " thì tìm đâu người sẵn sàng "trong cuộc" để cảm nhận và yêu thương ?

4. CÁCH 4
Đưa ra những hiện tượng xã hội xung quanh và diễn đạt nó mới mẻ hơn.
Ví dụ với loại bài về tình yêu thương rất đơn giản nhé. Trong một loạt các bài về " Bắc cực không phải là nơi lạnh giá nhất..." thì mở của bạn sẽ là:
Nhân loại, mỗi ngày đang cố bày biện những tiệm tạp hóa mới. Đóng thêm nhiều kệ hàng, trên đó họ bày bán đủ loại: chết chóc, hận thù, bạo loạn, vong thân... Nhưng dù sao thì tôi vẫn tin rằng tình yêu thương luôn có chỗ đứng và giá trị của nó sẽ luôn được lan tỏa từ những gian hàng nơi mà người chủ có trái tim biết rung động với đời, với người tha thiết...

5. CÁCH 5
Mở bài bằng một sự thật hiển nhiên
Thực ra đây là cách mà chúng ta thường dùng, nhưng các bạn dường như lại chưa gọi tên nó lên thôi. ^^
Trong bài văn nghị luận, những sự thật hiển nhiên chính là những biểu hiện cụ thể, tiêu biểu đã được công nhận rộng rãi trong dư luận. Khi chọn những sự thật hiển nhiên để mở bài hay làm dẫn chứng vào bài văn nghị luận, tính chính xác sẽ được đảm bảo, khiến người đọc hoàn toàn tin tưởng hơn nữa vào những lí lẽ mà người đọc nêu ra. Đặc biệt, nếu bạn đưa những sự thật hiển nhiên này vào ngay phần mở hay dẫn dắt của bài, yếu tố này chắc chắn sẽ khiến cho bài của chúng ta ấn tượng hơn nhiều đấy.
Một số cách đưa sự thật hiển nhiên mà các bạn thường dùng:
- Dòng thời gian vẫn từng ngày, từng giờ chảy trôi nhưng những giá trị tốt đẹp của cuộc thì sẽ vẫn còn được lưu lại mãi. ...
- Ta chỉ sống một lần trong đời, ...
- Ai trong chúng ta cũng luôn có cho mình những mong cầu về thành công/hạnh phúc/...
Ngoài những cách này, các bạn cũng có thể mở bài như ví dụ sau đây:
Vấn đề: Nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường
Ngay từ phần mở bài, các bạn có thể đưa những biểu hiện, sự thật về tình trạng ô nhiễm như: "hiện tượng Trái Đất đang nóng lên, hiện tượng biến đổi khí hậu", "nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều con sông đã qua đời, và nhiều con sông đang kêu cứu", "môi trường sinh thái đang mất cân bằng và bị phá hủy".... để giúp vấn đề gây được ấn tượng.

6. CÁCH 6
Mở bài bằng cách trích dẫn câu nói nổi tiếng
Đây cũng là cách đã rất quen. Việc chúng ta cần làm chỉ đơn giản là tìm kiếm những câu hát, câu thơ, danh ngôn, châm ngôn, ... nổi tiếng và phù hợp với vấn đề mà chúng ta cần giải quyết trong bài thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info