ZingTruyen.Info

Sinh vật huyền bí Việt Nam

Táo Quân

PhuonggNam

Vị thần bếp gọi là Táo quân, đôi khi gọi là ông Táo là một vị thần gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của mọi người, coi sóc bếp lửa của gia đình, báo cáo những việc làm trong một năm của gia chủ với thiên đình.
Khác với tích Táo quân của Trung Quốc, chúng ta có riêng một sự tích về táo quân, về tín ngưỡng và là nguồn gốc của câu nói: Táo quân hai ông một bà.

Ở làng nọ có hai vợ chồng là Trọng Cao và Thị Nhị. Hai người lấy nhau đã lâu mà chẳng có con rồi sinh bất hoà, cãi cọ. Có lần cãi nhau to, Trọng Cao nối giận đánh vỡ, sau ân hận mà bỏ đi biệt tích. (Có truyện thì nói rằng hai vợ chồng vì nghèo quá mà người chồng quyết bỏ xứ đi làm ăn) Thị Nhị cũng giận chồng mà bỏ đi, sau gặp được Phạm Lang, cảm thương cho số phận của thị, Phạm Lang cưới Thị Nhị về làm vợ.

Sau Trọng Cao hối hận, bỏ hết gia sản để lên đường tìm vợ, tìm mãi mà chẳng thấy, lưu lạc mãi rồi đến lúc cũng gặp được Thị Nhị. Hai vợ chồng nhận ra nhau và đoàn tụ, Thị Nhị ân hận vì lúc đó đã vội vàng lấy Phạm Lang làm chồng, đương lúc đó thì Phạm Lang ngoài đồng về, sợ bị nhìn thấy, Thị Nhị lền bảo Trọng Cao trốn vào đống rơm sau nhà.

Về nhà Phạm Lang liền đốt rơm để sẵn chỗ cho rơm mới, Trọng Cao vì sợ quá mà không dám chạy ra, thành ra chết cháy trong đống rơm, Thị Nhị thấy chồng chết vì sự sắp đặt của mình mà ân hận, cũng nhảy vào đống rơm cháy mà chết. Phạm Lang thoạt đầu không hiểu gì xảy ra, nhưng sau thì biết đó là chồng trước của Thị Nhị, vì vô tình mà đã hại cả hai người. Lo ma chay xong, anh cũng treo cổ tại sau nhà mà chết.

Hồn của ba người gặp nhau ở Âm Phủ, được Đầu Trâu và Mặt Ngựa dẫn vào gặp Diêm Vương, Diêm Vương cảm thương tình nghĩa của họ và thấy Phạm Lang chết oan uổng nên đã hoá phép, biến họ thành ba ông Đầu rau để luôn được bên nhau, giữ lửa cho gia đình, bảo vệ sự yên ấm, nơi chốn quay về.

Phạm Lang làm Thổ công, trông coi việc bếp, trấn giữ đất cát, hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Trọng Cao làm Thổ địa, trông coi việc nhà cửa, hiệu là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.

Thị Nhị làm Thổ kỳ, trông coi việc chợ búa, hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Ba người họ gọi chung một tên là Táo Quân, trông coi việc bếp núc nhà cửa của gia đình, cứ mỗi năm hết Tết đến, Táo Quân lại về trời, báo cáo với Thiên Tào các việc lành dữ, công trạng trong một năm.

Có thể nói, Táo Quân là thanh tra từ Trung Ương xuống các gia đình.

Táo quân là một trong những vị thần hiền lành nhất, luôn phù hộ cho gia đình yên ấm và lễ cúng táo quân cũng gần gũi, gia chủ bất kể nam nữ đều có thể làm được (với lễ cũng các bậc chức sắc, ít nhất phải ăn ở chay tịnh, vía tốt, học vị đều phải ngang bằng các vị đó thì mới có thể thỉnh các vị về một cách thành công).

Fun fact: táo quân là vị thần to gan nhất vì chỉ có Táo Quân mới có gan chầu trước Ngọc Hoàng mà không mặc quần dài (vì trong bếp nên bị lửa bén mất quần dài, bộ quần áo cúng Táo quân cũng chỉ có mũ, áo, hài mà không có quần).

Phương tiện Táo Quân tín nhiệm nhất là cá chép đỏ, lượt đi mất 7 ngày cho tuyến Hạ Giới – Thiên Đình, tính cả thời gian nghỉ ngơi, thăm hỏi và giải trí, tuyến về mất tích tắc (đêm 30 – trước sáng mùng 1) do Táo Quân đi mây về gió.

Bạn bè: Cường Bạo đại Vương, Nam Tào, Bắc Đẩu.

Nguồn bài viết : fanpage Truyện Thần Thoại

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info