ZingTruyen.Info

Sinh Vat Huyen Bi Viet Nam

Ngày xưa, thưở khai thiên lập địa, vùng đất Nghệ An Hà Tĩnh này núi non mọc ngổn ngang, ngăn cách vùng này vùng kia. Thủơ ấy, có hai người khổng lồ là Ông Đùng, Bà Đùng nhiều lần giúp đỡ dân trong vùng. Ông Đùng rất thích bà Đùng nên một hôm sớm tinh mơ đến ngỏ ý. Bà Đùng nói trước khi gà gáy ngày mai ông Đùng phải xếp được 100 ngọn núi thì bà Đùng đồng ý làm vợ. Vậy là ông Đùng một mình cặm cụi kéo núi xếp lại, ông làm việc quên cả ăn. Lúc xếp được 99 ngọn núi thì cũng lúc bà Đùng tỉnh dậy, thấy ông Đùng đang xếp núi nên đùa cho vui bằng việc giả tiếng gà gáy. Ông Đùng đang di chuyển một ngọn núi về cho tròn 100 ngọn, đến bên bờ bắc sông Lam nghe thấy gà gáy tưởng thật, nên đứng dậy phủi tay mà đi. Do đó mà núi Hồng Lĩnh có 99 ngọn, còn một ngọn bị ông Đùng bỏ lại chính là núi Quyết ở bờ bắc sông Lam. Cũng chính ông Đùng đã đào quặng sắt ở trong các ngọn núi đem đến làng Vân Chàng và Trung ương dạy cho dân làm nghề rèn - một nghề truyền thống vẫn còn lại đến ngày nay.

Ở Quãng Ngãi cũng có tích về ông Đùng. Truyện kể rằng : 

"Ngày xưa, ông Đùng dựng lò nấu rượu ở mũi An Vĩnh (cửa biển Sa Kỳ, nay thuộc xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Quả đúng là cái lò nấu rượu của người khổng lồ vì đó là một hang đá lớn chồm ra biển Đông, khi triều lên sóng biển đập ì âm. Bở vị trí lò rượu như vậy, nên gió luôn lò vào gây khó khăn cho việc củi lửa. Thế nên, ông Đùng hốt tro than đổ ra ngoài biển, cốt làm nên một ngọn núi ngăn gió. Kết quả là ông đã tạo thành hòn Bàn Than đen thui trên mặt biển ngoài khơi xa. Thế nhưng, hòn Bàn Than không đủ lớn để ngăn được gió, Ông bèn đan một đôi ki lớn để lên miền thượng gánh hai quả núi về đặt trước cửa lò cho kín gió. Ông gánh hai hòn núi về gần đến nhà thì dây thần bị đứt. Nhanh trí, ông bứt một sợi lông dái để nối lại dây thần. Xong đâu đấy, ông gánh hai quả núi, bước một bước, một chân ở núi Đông Danh (xã Tịnh Thiện) và một chân bước lên núi An Vĩnh (Tịnh Kỳ). Dây thần lại đứt ! Công việc bất thành : hai quả núi rơi xuống – một là núi Răm (xã Tịnh Hoà) và núi Ngang (của Cổ Luỹ, xã Tịnh Khê). Mặt khác, vì do dụng lực để gánh hai quả núi ấy nên hai bàn chân lún xuống đá núi, nay vẫn còn ở núi Đồng Danh và núi An Vĩnh."

Ở Bình Định, ông Đùng (hoặc ông Tứ Tượng) đã: Gánh núi và trật chân, bỏ rơi hai hòn núi là hòn Trà Sơn và hòn Khánh Long (thuộc quần sơn Thứ Hương Sơn vùng Tây Sơn hạ đạo); Gánh hai hòn núi Chóp Vung và Kỳ Sơn để "sửa sang vùng núi gần mé biển"; Ông đã tát nước ở đầm Thị Nại để bắt cá ăn, bỏ xương cá thành núi Xương Cá (ở Phước Thuận); Ông đuổi bắt con cá Vược, dậm mạnh chân khiến đá sụp thành vũng, phần còn lại thành Eo Vược; Những nơi ông từng ngồi câu hay đơm cá đều để lại dấu chân: Đá Tượng (suối Ba La, phụ lưu sông Côn), suối Đá Trải (xã Bình Nghi, Tây Sơn); Đắp cái sa khổng lồ trên sông Ba làm cho dòng sông đổ dốc về Phú Yên; Đào vét một đoạn sông An Khê: đắp đất đá thành núi và xẻ núi tạo ra ba dòng sông lớn (sông Ba); và Gánh đất đá quá nặng nên đứt quang làm rơi vãi thành Hòn Lúp, Hòn Bùn, Hòn Cong ...
Vào dần về phương Nam,ở Huyền thoại Ô Loan (Phú Yên), tương truyền ông Lã Vọng(được cho là Khương Thượng/Tử Nha – Tướng quốc đời nhà Chu, Trung Quốc) trong một chuyến nam du, đến nơi đây thấy phong cảnh hữu tình, bèn nảy ra ý định ngồi câu cá, chẳng may gặp nước thuỷ triều dâng cao, nên buộc lòng ông phải vác một hòn đá thứ hai xếp chồng lên để ngồi khỏi bị ướt. Khi có con cá lớn cắn câu, Lã Vọng giựt mạnh làm đứt lưỡi câu, cá văng xuống biển, tiếc rẻ, ông giậm chân xuống hòn đá làm lõm xuống in hình dấu chân to, còn chiếc giày ông mang ở chân bên kia thì rơi ra thành hòn Giày bây giờ (có hình thù rất giống chiếc giày)

Nguồn bài viết: fanpage Truyện Thần Thoại

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info