ZingTruyen.Info

Sinh vật huyền bí Việt Nam

Đồng Cổ Đại Vương

PhuonggNam

Theo truyền thuyết, thần Đồng Cổ hay còn gọi là thần Trống Đồng là vị thần được thờ chính ở đền Đồng Cổ thuộc núi Đồng Cổ (còn gọi là núi Khả Phong), tỉnh Thanh Hóa, thuộc Bộ Cửu Chân. Thần đã xin theo giúp Vua Hùng dẹp giặc ở Hồ Tôn. 

Truyện xưa kể rằng, ở vùng núi Khả Phong, bộ Cửu Chân xưa kia (nay là núiĐồng Cổ, Thanh Hoá) có một vị thần núi sống từ thời thượng cổ, khi LạcLong Quân và Âu Cơ còn chưa gặp gỡ. Là một cổthần với sức mạnh vô biên, lại là vị thần tượng trưng cho linh khí của sôngnúi nước ta, mỗi khi có hiểm nghèo, thần đều hiển linh, cứu giúp bách tính. 

Thời Hùng Vương, có một quốc gia mang tên Diệu Nghiêm, người đứngđầu là vua Tràng Minh, hiệu là Dasanana ( Quỷ vương ) có mười đầu, cạnhđó lại có một vương quốc tên là Hồ Tôn Tinh. Quốc vương Hồ Tôn có vợ lànàng Sita xinh đẹp phi phàm, làm Quỷ Vương động long, hắn kéo quân tànphá Hồ Tôn và đem Sita về, sau đó quốc vương Hồ Tôn đã phản công,chém chết Quỷ vương và lấy lại người vợ của mình. Nhưng, máu Quỷvương thấm vào người Quốc vương, từ đó, ngài bạo tàn, xâm chiếm cácvương quốc láng giềng, trong đó có cả Văn Lang. Hùng Vương không thể làm ngơ, ngài đã thânchinh đi dẹp loạn, bảo vệ an nguy cho vùng biên thuỳ. Đến chân núi KhảPhong, nhà vua nằm mộng thấy một vị tướng dung mạo phi phàm, dángđiệu oai hùng, tư phong lẫm liệt xưng là Đồng Cổ sơn thần, nguyện theogiúp vua đánh giặc. Khi chiến trận, chỉ nghe đâu đây tiếng trống thần, sĩ khíngút trời, chẳng mấy chốc quân giặc tan tác.

Đồng Cổ đại vương còn hiển linh vào thời tiền Lê, giúp vua Lê Hoàn phágiặc Chăm tại sông Ba Hoà, Tĩnh Gia, Thanh Hoá, cảm phục ơn đức củathần, nhà vua đề tạ hai câu đối ở đền thờ đại vương : 

Long đình tích hiển Tam Thanh lĩnh 

Mã thủy Thanh lai Bản Nguyệt Hồ

Núi Đồng Cổ hiện nay đã được các nhà nghiên cứu tìm ra, đó là một cụm ba ngọn núi có tên là Tam Thai ở bên bờ phải sông Mã thuộc địa phận làng Đan Nê (Đan Nê trước kia còn có tên là Khả Lao, gọi là Khả Lao phong (phong là đỉnh núi) rồi gọi tắt là Khả Phong, có thể bao gồm cả ấp Xuân Thái ngày nay), xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Một thần tích quan trọng khác về ngài nằm được chép lại trong "Việt điện u linh tập", rằng khi xưa Thái tử Lý Phật Mã (chính là vua Lý Thái Tông sau này) theo lệnh vua cha Lý Thái Tổ đi đánh quân Chiêm Thành. Đến Trường Châu nghỉ lại, giữa canh ba có vị thần cao lớn kỳ dị, thân dài tám thước, râu cứng, mặc giáp, tự xưng là thần Đồng Cổ tới báo mộng cho Thái tử: "Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin thái tử sang đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc lập chút công nhỏ".

Thái tử tỉnh mộng, xung quanh không thấy ai. Quả nhiên lần đó được phù hộ cho thắng trận khải hoàn, Phật Mã trở lại Trường Châu làm lễ tạ ơn và xin được rước linh vị của thần Đồng Cổ về kinh đô thờ phụng để giữ nước hộ dân. Về đến Thăng Long, văn võ bá quan và các thầy phong thủy còn đang chọn đất lập đền thì ban đêm Thần lại báo mộng: "Xin lập đền ở bên hữu, trong Đại La thành, sau chùa Thánh Thọ". Thái tử theo lời, cho hưng công xây dựng, nay là đền Đồng Cổ ở Thụy Khuê, Hà Nội.

Đến khi Thái Tổ mất, Thái Tông lên nối ngôi, đêm mộng thấy thần đến báo rằng: "Ba vị vương em vua mưu làm phản, định đem giáp binh đến, xin nhà vua nên kíp đề phòng !". Vua thức dậy còn chưa tin, đến sáng mới thấy việc xảy ra đúng như lời thần báo. Vua bèn xuống chiếu phong thần làm "Thiên hạ minh chủ, gia tước đại vương", trở thành một trong những vị thần hộ quốc triều Lý.

Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng năm 1028, vua Lý Thái Tổ băng hà, mặcdù hoàng tử Lý Phật Mã đã được phong lập làm thái tử, tuy nhiên ba vịhoàng tử còn lại là Võ Đức Vương, Đông Chính Vương và Dực ThánhVương đều làm loạn để cướp ngôi. Một đêm trước cuộc binh biến ấy, tháitử nằm mộng thấy một võ tướng giáp trụ sáng ngời, tự xưng là Đồng Cổđại vương cảnh báo về cuộc binh biến sắp xảy ra, khuyên nhà vua phòng bịcẩn thận. Tỉnh dậy, thái tử cho chỉnh đốn đội ngũ, cắt cử canh gác nghiêmngặt, quả nhiên đến đêm xảy ra binh biến, nhờ được báo trước mà thái tửvà tướng quân Lê Phụng Hiểu đã dẹp được nội loạn, chém chết Võ ĐứcVương. Sau khi lên ngôi vua, nhà vua cho sửa sang đền thờ của ngài ở quênhà, Trống Đồng và bộ giáp của thần về thờ ở Kinh Đô, đồng thời đặt rahội thề Đồng Cổ vào ngày 4 tháng 4 âm lịch hàng năm.  Trước đền đắp một đàn cao, trên bày thần vị, các quan văn võ từ phía đông đi vào quì trước đàn, uống máu và thề: 

Làm con bất hiếu

Làm tôi bất trung

Thần minh chu diệt ! 

Về sau vì hội thề trùng với ngày kỵ của vua nên chuyển sang mùng 4 tháng Tư (âm lịch). Văn võ trăm quan, người nào vắng mặt thì bị phạt 5 quan tiền. Hôm ấy, dân chúng kinh thành nô nức đổ về xem. 

Tục thề Đồng Cổ giữ đến thời nhà Hồ, do trong ngày hội, Trần Khát Chânmưu sát Hồ Quý Ly không thành nên Hồ Quý Ly cho là thần không thiêngnữa nên đã bỏ tục này. Nhà vua đâu biết rằng, vì chính mình cũng đã bộithề với họ nhà Trần, làm tôi bất trung nên phải chịu hoạ sau này.

Thần Đồng Cổ có vị trí vô cùng quan trọng, giặc phương Bắc biết được nênđã ra sức huỷ hoại và kiềm chế quyền lực của thần. Đầu tiên, Trống Đồngvốn là vật thiêng của thần, thể hiện uy quyền và sức mạnh của thần, bịchúng phá bỏ gần hết  giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc) và vì thế nên hầunhư chúng ta chỉ biết trống đồng là một nhạc khí, chứ không phải mộtpháp khí (đại loại trống đồng để đánh cho kêu, sau này thì nghĩ là thờcúng, đại loại thế, nhưng thực ra là hơn thế nhiều lần). 

Thứ hai, sau sự kiệnbinh biến của Tam Vương thì thần còn trở thành vị thần bảo hộ cho cácthái tử, cho Cấm cung và cho Hoàng Đế, chính một phần bởi Hồ Quý Ly bỏhội thề nên đã gây ra một số trắc trở trong các triều đại sau này.Ngày nay, thần được thờ tại quê nhà, ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, Yên Định,Thanh Hoá và số 353 đường Thuỵ Khuê, Tây Hồ Hà Nội. Đền đến naykhông còn nguyên vẹn, truy nhiên vẫn được trùng tu và lưu giữ pháp khígắn vớ

Thời Lê Trung Hưng, các Chúa Bình An Vương Trịnh Tùng, Thanh Vương Trịnh Tráng, Tây Vương Trịnh Tạc, Ân Vương Trịnh Căn, Uy Vương Trịnh Cương, Minh Vương Trịnh Doanh, Tĩnh Vương Trịnh Sâm, Đoan Nam Vương Trịnh Khải có các lệnh chỉ tôn tạo đền thờ, bổ sung nội thất và đồ thờ cúng Đền Đồng Cổ, miễn các khoản đóng góp và công lao dịch cho dân làng phụng sự thờ cúng.

Nguồn tham khảo :

- https://hosonhanvat.net/su-tich-than-dong-co/

- http://www.didulich.net/van-hoa/gia-tri-lich-su/trong-dong-va-truyen-thuyet-than-dong-co--den-20972

- http://truyenxuatichcu.com/than-thoai-viet-nam/truyen-thuyet-ve-dong-co-dai-vuong.html

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info