ZingTruyen.Info

lãng quên; full [vi]

8.

evolucien

Piano Concerto No.2, Op.18, I. Moderato (Rubenstein) - Sergei Rachmaninoff

Tôi vừa nhớ ra một thứ. Không, thật sự tôi không nhớ bất cứ thứ gì có thể liên quan đến giấc mơ kì lạ hôm rồi và cái tên Rosali Djokovich cứ bám mãi trong đầu tôi, hay đến quá khứ của tôi. Tôi nhớ ra rằng căn phòng này ngoài những vật dụng dùng hằng ngày mà bất cứ con người nào cũng có thì không còn cái gì nữa. Một căn phòng màu trắng. Và tôi ở một mình, cùng với Emma. Những chúng tôi từ ngày tôi tỉnh hẳn thì không còn nói chuyện với nhau nữa, đó là tôi nghĩ như vậy. Nhưng còn một thứ. Tôi nhớ ra rằng đã từ lâu rồi tôi chưa được bước chân ra ngoài.

Đường phố bên dưới hôm nay đầy ấp người. Có lẽ mùa thu đã tới? Vì bọn thanh niên nam nữ ở đầy khắp nẻo đường đang vừa đi vừa cười nói với nhau như thể đã lâu lắm rồi chưa gặp nhau. Tôi đoán chắc rằng chúng nó đã qua nhà bạn chúng ngủ cả hè luôn ấy chứ. Nắng không gắt, chỉ nhẹ nhàng thấp sáng gốc phố dưới mùa trở nên se lạnh. Không đến mức khiến người ta cóng cả tay cả chân. Chỉ đủ để người ta không càu nhàu cho cái nóng oi bức của mùa hè. Tôi chóng cằm nhìn ra ngoài cửa sổ, lòng thôi thúc thật sự rất muốn bước ra ngoài.

Dạo này tôi nhận ra có một vài thay đổi, chính là việc tôi có thể nhớ được tất cả mọi thứ đã xảy ra vào những ngày mà tôi đã "thật sự" tỉnh lại. Chỉ quá khứ tôi vẫn mù tịt. Tôi đoán rằng, thật ra chỉ là một giả thuyết phi lý nhưng tôi nghĩ nếu tiếp xúc với thế giới bên ngoài có thể sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục của tôi.

- Anh nói rằng anh muốn đi xem hoà nhạc?

Emma đã nhìn tôi như thể tôi đang bị điên vậy. Kể từ vụ việc lần trước, cô quyết định bắt tôi ngồi ở sô pha để ăn và uống trong khi cô ngồi ở bàn ăn. Tôi nhìn cô và cười nhạt, tôi đoán trước được phản ứng này của cô nên chỉ nhún vai đáp.

- Tôi nghe nói nhạc cổ điển là thức ăn tốt cho tinh thần. Biết đâu cũng là thứ thuốc giúp tôi nhớ lại những thứ đã quên.

- Nếu là nhạc của ngài Mozart.

- Không, sai rồi. Bất cứ nhạc cổ điển nào cũng được cả. Những gì chúng làm kích thích não bộ để các tế bào não hoạt động tốt hơn thôi. Đó là lí do vì sao người ta thường mở nhạc cho em bé nghe, vì não của bọn chúng phát triển nhanh hơn người lớn. Và càng kích thích được nhiều thì bọn chúng sẽ càng thông minh hơn.

- Và anh thì biết được gì?

Emma vẫn nhìn tôi đầy nghi hoặc sau bài giải thích dài ngoằn ngoèo ấy. Phải rồi, một tên mất trí nhớ như tôi đâu có đủ sức để thuyết phục cô.

- Tôi có thể mất trí nhớ. Nhưng trí khôn thì không.

Đó là cái đẹp bí ẩn của bộ não, mỗi một chức năng sẽ được vận hành ở một bộ phận hay một tổ hợp các bộ phận khác nhau của bộ não. Tôi vẫn còn nhớ như in những bài giảng về tâm lý mà tôi đã học, dù không nhớ rõ khi nào và nơi nào. Đấy là trí nhớ dài hạn (1) và đã được tôi ghi lại đến mức in hằn trong nếp não, như một thảm cỏ được dẫm đi dẫm lại nhiều lần. Những giấc mơ? Một phần của trí nhớ "bóng đèn (2)", khi những sự việc xảy ra tác động mạnh đến tôi kèm theo cảm xúc, nó sẽ được ghi lại một cách vô thức, tôi không thể tự tìm lấy nó. Đấy là thứ tôi thiếu, quan trọng hơn cái thiếu sót của trí nhớ ngắn hạn (1).

- Vậy anh có thể nghe những chiếc đĩa than mà tôi đã mua ở góc đằng kia.

Emma nhếch môi cười như không thể tin nổi, cô đặt nĩa và dao xuống rồi đứng dậy bưng dĩa vào bếp. Tôi nhìn tấm lưng của Emma trong chiếc áo len tay dài mỏng và hỏi.

- Ý cô là những bản nhạc của Chopin?

- Đúng vậy.

- Cô chỉ biết có mỗi Chopin thôi?

Emma ngừng tay lại với việc cô đang làm.

- Nếu anh muốn tôi sẽ ra tiệm đĩa mua cho anh những nhà soạn nhạc khác. Anh muốn nghe của ai?

Có cái gì đó không ổn ở đây, thật sự không ổn và tôi tin vào cảm giác của riêng tôi. Tôi không hiểu vì sao Emma lại khăng khăng muốn tôi ở yên trong này, dù cô không nói thẳng ra là như vậy.

- Vì sao cô muốn giam tôi lại ở trong này?

Lần này, Emma xoay hẳn cả người lại và tựa vào thành bồn rửa chén, tay chóng lên để đỡ người. Khuôn mặt cô tiếp tục tỏ ra vẻ khó chịu và giọng cô có hơi gắt gỏng. Dĩ nhiên là đối với tôi, nó chẳng khác gì đang hét lên rằng có gì đó rất không ổn.

- Không vì lí do gì cả.

- Vậy thì tôi muốn đi dự hoà nhạc, vì tôi không có lí do phải ở mãi trong này. Cô nghĩ như vậy thì giúp được gì cho người mất trí nhớ như tôi, trở nên mất liên lạc với cả thế giới bên ngoài? Trừ khi, cô nói rõ lí do thật sự tôi phải trú mục xác ở trong này.

Tôi biết rằng tôi đang đẩy Emma vào một tình huống vô cùng khó khăn và rắc rồi, dù tôi chẳng biết nửa còn lại của vấn đề là gì. Hàng chân mày của Emma chau lại, khuôn mặt của cô méo xệch. Lại cắn lấy môi, tôi kiềm lại bản thân để không rời ghế sô pha và cứu lấy đôi môi đó nữa. Sự im lặng của bầu không khí ngày càng căng ra, tôi cảm thấy mồ hôi đã bắt đầu đổ ra dưới cái áo ngủ của tôi.

- Được rồi.

Cuối cùng cô cũng lên tiếng.

- Được như sao?

- Anh muốn đi xem hoà nhạc của ai?

- Bất cứ ai, ở đây có dàn giao hưởng nào?

- LSO, London Symphonic Orchestra (3).

- Tôi nghe bất của bất cứ ai cũng được miễn không phải là của Mozart, Beethoven, Schubert, Schumann hay Brahms. Nếu là Liszt hoặc Rachmaninoff thì càng tốt. Sao cô lại thay đổi quyết định?

- Không có gì cả.

Nói rồi Emma bước vào phòng của chính mình, cũng như lần trước, tôi lại một mình lẻ côi trong căn phòng trống trải này.

London Symphonic Orchestra. London. Vậy là tôi đang ở Anh.

«-»

(1) Trí nhớ dài hạn (Long Term Memory) và trí nhớ ngắn hạn (Short Term Memory) lần đầu tiên nhắn đên trong Multi-store Memory Model của Atkinson và Shiffrin (1968) và được giải thích chính xác hơn với Working Memory Model của Baddeley và Hitch (1974). Riêng với trí nhớ dài hạn thì dựa theo nghiên cứu của Tulving (1972), được chia ra làm ba loại khác nhau: procedural, semantic và episodic. Hãy ghé thăm Wikipedia hoặc Simply Psychology nếu muốn biết thêm thông tin. Jay có tài liệu chính thức được cung cấp từ trường, nếu ai muốn đọc thì inbox Jay để Jay gửi.

(2) Thuật ngữ đúng của nó là Flashbulb Memory. Tuy nhiên, Jay không tìm được phiên âm tiếng Việt của nó nên quyết định dịch theo nghĩa đen. Đây là một trong những lý thuyết về trí nhớ não bộ được khai triển bởi Brown và Kulik (1977). Để biết thêm thông tin, vui lòng ghé thăm Wikipedia hoặc Simply Psychology. Jay có tài liệu chính thức được cung cấp từ trường, nếu ai muốn đọc thì inbox Jay để Jay gửi.

(3) Đây là một dàn nhạc hưởng có thật đến từ Luân Đôn, Anh.

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info