ZingTruyen.Info

Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ

Nhinguyen2505



Phân tích khổ 2

Mở bài

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ông đã để lại cho cuộc đời nhiều tác phẩm có giá trị. Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938 được in trong tập thơ Điên là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của cô gái Hoàng Thị Kim Cúc vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên bờ sông Hương xứ Huế thơ mộng trữ tình. Khổ thơ thứ hai trong bài đã thể hiện nỗi niềm khắc khoải, lo âu của nhà thơ qua việc miêu tả vẻ đẹp cảnh trời mây sông nước xứ Huế nên thơ.

Giới thiệu chung

Đây thôn Vĩ Dạ ra đời gắn với mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử, cảm xúc từ chính tâm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi kèm lời thăm hỏi, động viên khi tác giả mắc bệnh hiểm nghèo. Bài thơ có liên quan đến một tình cảnh riêng, một nỗi niềm riêng nhưng ý nghĩa khái quát lại lớn hơn một tình yêu đôi lứa. Gần 80 năm nay, nó đã vượt qua một mối tình, một cảnh ngộ cụ thể để trở thành tiếng lòng khao khát yêu đời, gắn bó với thiên nhiên cuộc sống của con người nói chung trong cuộc đời.

Thân bài

Nếu ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ tập trung miêu tả cảnh mườn tượt và con người thôn Vĩ trong nắng sớm ban mai ngập tràn sức sống thì với khổ thơ thứ hai nhà thơ lại chú ý đến thôn Vĩ bên dòng sông Hương mẻnh mang buồn. Sông hương vốn là một vẻ đẹp của Huế, không chỉ đẹp trong đời thực mà còn rất nổi tiếng trong thơ văn khi viết về cố đô. Giờ đây sông Hương cũng đi vào thơ Hàn Mặc Tử lại mang những đường nét tâm hồn rất riêng của nhà thơ.

"Gió theo lối gió mây đường mây"

Nếu ở khổ thơ thứ nhất hình ảnh vườn Vĩ Dạ trong nắng sớm ban mai tươi đẹp tràn đầy sức sống thì ở khô thơ này cảnh bỗng biến thành buổi chiều tối và nhuốm màu chia li cách biệt.

Cảnh trời mây sông nước xứ Huế hiện lên trữ tình thơ mộng trong sự hài hòa, cân đối giữa "gió" và "mây", giữa "dòng nước" và "hoa bắp" thế nhưng ta vẫn cảm nhận được một nỗi buồn phảng phất sâu lắng bởi hình ảnh gió, mây trôi lang thang, chia lìa đôi ngã. Thông thưởng gió và mây không thể tách rời: "Gió cuốn mây trôi, gió thổi mây bay" gió mây cùng chiều. Nhưng ở đây gió theo lối gió, mây đường mây, gió thổi một đằng, mây bay một nẻo, gió mây trái chiều, lạc điệu với nhau. Dấu phẩy đặt giữa dòng cùng nhịp thơ 4/3 như một sự chia cắt phũ phàng khiến gió mây càng chia cắt nhau mãnh liệt. Chỉ trong một câu thơ mà hình ảnh gió mây trở đi trở lại nhưng nó không tạo nên vẽ quấn quýt, gắn bó mà người lại càng tô đậm hơn sự chia lìa phân tán. Như vậy, ở câu thơ này ta thấy có sự phi lý về hiện tượng khách quan nhưng lại hợp lý về logic nghệ thuật. Bởi trong cảnh ngộ bất hạnh, bi thương, thi sĩ đã thấy sự chia li can thiệp vào những thức vốn không thể tách rời, và hình ảnh ở đây được thi nhân cảm nhận qua tâm trạng buồn thương cách biệt của mình.

Ở câu thơ thứ hai cảnh cũng đượm buồn vì được cảm nhận qua tâm trạng buồn của thi nhân:

"Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay"

Tác giả đã khéo léo sữ dụng biện pháp nhân hóa để biến dòng sông cũng trở nên có hồn, cũng chất chứa tâm trạng, nổi niềm "buồn hiu" – một nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng và chứa cả sự chán chường. Hình ảnh hoa bắp với động thái "lay" nhẹ nhàng gợi lên sự sống yếu ớt nhỏ nhoi, câu thơ không tả gió nhưng ta vẫn thấy gió lặng lờ dòng nước và phất phơ, vật vờ những bông hoa bắp với gam màu u trầm, tím nhạt hoặc vàng nhạt. Và nếu khổ thơ thứ nhất cảnh tràn đầy sức sống, con người và thiên nhiên hài hòa trong nhau thì sang khổ thơ thứ hai cảnh đã đem lại cho ta ấn tượng về sự rời rạc, phân rã buồn và cô đơn, phải chăng chính niềm cô đơn trong tâm hồn đã thấm vào cảnh vật. Trong sa mạc cô đơn của nổi buồn xa cách, thi sĩ đã thiết tha, khao khát mong đợi một vầng trăng, chính vì thế cảnh thiên nhiên, mây trời sông nước càng trở nên thơ mộng, huyền ảo qua những câu thơ đầy trăng.

" Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay"

Cả không gian ngập tràn ánh trăng, một dòng sông trăng, một bến đò trăng và một con thuyền chở đầy ánh trăng, ta đã bắt gặp hình ảnh thuyền trăng trong cách sáng tác của nhiều thi nhân. Với bài thơ "Rằm tháng giêng" Bác Hồ đã từng nói: "Khuya về bát ngát trăng nghênh đợi thuyền" nhưng có vẽ hình ảnh "bến sông trăng" là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mới lạ, rất riêng của Hàn Mặc Tử. Nhà thơ đang tự hỏi thuyền chở trăng đậu ở bến sông trăng có chở trăng về kịp tối nay? "Về" là về đây, về nơi cõi lòng u tối mà thi nhân đang mong ngóng, đợi chờ. Trong cảnh ngộ bệnh tật vày vò, phải sống cách biệt với thế giới bên ngoài thì cái giường bé nhỏ của nhà thơ là cả một sa mạc cô đơn, thế nên nhà thơ càng khao khát đợi một vầng trăng, dẫu là trong hoài niệm. Như vậy, vầng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không những là hình ảnh đẹp của thiên nhiên là tri âm tri kỷ mà còn là bến bờ hạnh phúc mà thi nhân khao khát mong chờ.

Tiếng thay niềm khao khát tha thiết mãnh liệt ấy lại trở nên mơ hồ, mong man, thậm chí là xa vời bởi thi sĩ đã đặt vào câu hỏi tu từ một đại từ phiếm chỉ "
ai" trong "thuyền ai" để chỉ một con thuyền cố định. Không những thế, giọng thơ khắc khoải cùng với cách nói "kịp tối nay" gợi ý niệm về thơi gian vô cùng gấp gáp khiến thi nhân phấp phỏm lo âu: Liệu mình có đủ thời gian đợi chờ? Bỡi vì, đối với người bình thường, thuyền không chở trăng về kịp tối nay, còn có tối mai, tối khác, không kịp ngày này còn có ngày nọ, tháng kia, còn đối với Hàn Mặc Tử thì không được như thế nữa rồi. Nếu "thuyền" không "chở trăng về kịp tối nay" thì biết đâu thi sĩ sẽ ra đi vĩnh viễn trong nuối tiếc đau buồn. Tác giả đã chạy đua vội vàng với thời gian bỡi quỹ thời gian sống còn ngắn ngủi đang vội đi từng khắc từng ngày. Câu thơ nói cảnh mà thấm đẫm cảm giác mong manh, chứa đầy linh cảm về sự mất mát, lỡ là.

Có đặt trong hoàn cảnh riêng của Hàn Mặc Tử ta mới hiểu hết được nổi đau của thân phận và duyên phận của chàng thi sĩ trẻ tài hoa bạc mệnh. Dẫu có bị cuộc đời từ bỏ một cách phũ phàng, dẫu có ở trong thế giới tối tắm đau khổ bất hạnh thì nhà thơ vẫn thiết tha níu kéo cuộc đời, vẫn luôn hướng đến ánh sáng, hướng đến cõi nhân gian cao sang diễm lệ.

Kết bài

Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút phát gợi tả, ngôn ngữ tinh tế giàu liên tưởng. Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ mà đặc biệt là khổ thơ thứ hai là một nét vẽ chủ đạo trong bức tranh đẹp về thiên nhiên đất nước. Đó cũng là một tiếng lòng của con người tha thiết yêu đời yêu người.


Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info