ZingTruyen.Info

Đạo mộ bút ký full (chính truyện + Ngoại truyện + đoạn tín)

Đạo mộ bút ký - Ngoại truyện 3 - Hạ thiên tuế (một năm sau)

kanda_yuu

HẠ TUẾ THIÊN

Giới thiệu:

Ngô Lão Cẩu có ba người con trai là Ngô Nhất Cùng, Ngô Nhị Bạch và Ngô Tam Tỉnh. Ngày trước Tết Âm lịch năm ấy, tại tổ thôn Mạo Sa Tỉnh, Trường Sa có một đại sự, là việc dời mộ tổ tông để làm đường cao tốc, ba anh em chi trưởng Ngô gia từ Hàng Châu được mời về trụ trì đại cuộc, Ngô Tà là cháu đích tôn nên được đưa theo. Sự tình sẽ chẳng có gì nếu như không phát sinh ra chuyện kỳ quái kia, đó cũng chính là khởi đầu cho chuỗi những biến cố lớn nhỏ trong Ngô gia, có người chết, có ma quỷ, có kẻ ác tâm, còn có cả người đa mưu túc trí, tình tiết kinh dị, hài hước, diễn biến ly kỳ hấp dẫn, suy luận thấu triệt không kẽ hở.

Chuyện thực sự có phải do thế lực ma quỷ làm ra?

Ngô Lão Cẩu từng nói: "Đáng sợ hơn cả ma quỷ, chính là lòng dạ con người."

Chương 1:Khởi nguyên

Chuyện xảy ra vào Tết nguyên đán sau đó một năm, cụ thể là bao nhiêu thì tôi cũng không nhớ rõ nữa, chỉ biết hôm đó rất lạnh, trời đất đóng băng lại được, vốn dĩ dưới tình hình thời tiết như vậy tôi chắc chắn sẽ ở Hàng Châu như mèo lười trong nhà, hoặc là ngẫu hứng mà đi dòm cửa hàng một chút. Chứ tuyệt không bao giờ đi đâu xa cả, chẳng qua năm ấy là một ngoại lệ. Năm ấy tôi không thể không đi thăm mấy người thân trong họ, lặn lội một chuyến đi tới sơn thôn trong khu Trường Sa.

Đó là tổ thôn của chúng tôi, có tên Mạo Sa Tỉnh.

Thoạt nhìn bên ngoài thì thôn này hiện tại chẳng khác gì với một vùng nông thôn đổi mới, nhà nhà mọc lên thay thế các khu phòng ốc cũ, trang trí thêm vào đó là những mảnh sứ vỡ. Đi sâu vào bên trong một chút mới thấy được cảm giác của thôn xưa, dọc sườn núi vẫn có rất nhiều nhà đắp bùn vàng, chúng thực sự đã được xây từ rất rất lâu rồi. Ngày trước vào thời kỳ ít có điều kiện nghiên cứu thì nơi đây phần lớn vẫn có người sống, nhưng giờ một bóng cũng không còn, toàn khu biến thành một vùng bỏ hoang, nhà cửa cũng rất lụp xụp, nhìn qua tưởng là bất cứ lúc nào đều có thể đổ ập xuống được.

Chúng tôi đến thôn, chuyến này cũng không phải là tới để trò chuyện mừng năm mới, thực tế thì tôi từ lúc cha sinh mẹ đẻ tới giờ đếm số lần về đây không vượt quá một bàn tay, đặc biệt là sau khi lên đại học thì càng không muốn trở về. Trong phạm vi mười dặm quanh đây chẳng có lấy một cái gì, chỉ có vài cái tivi, tất nhiên là tôi chưa muốn bị ngu :D

Nhưng lúc này trở về, không chỉ có mình tôi mà ngay cả chú Hai, chú Ba và lão cha tôi cũng phải trở về.

Nhìn qua thì tưởng là trong thôn đang có đại sự gì đó, nhưng nguyên nhân thực tế lại khiến người ta khó nói lắm. Về chuyến này cơ bản là vì ở đây chuẩn bị xây đường cao tốc, lại chèn qua cả cái nghĩa địa cũ của thôn, cho nên phần mộ nhà tôi phải được di dời đi nơi khác, nếu không sẽ bị xe lu san phẳng mất.

Chuyện như này tôi thấy vô cùng bất đắc dĩ, các cụ lão thành trong thôn lại xem đó như đại sự, vì dời mộ giống như là đảo lại phong thủy, thêm nữa là quấy nhiễu tới tổ tiên, nói chung việc kia đại sự vô cùng. Lão cha tôi lại còn là con trai trưởng, chúng tôi cũng là chi giàu có nhất của Ngô gia trong cái thôn này, cho nên ba anh em của lão cha mới được triệu về để chủ trì đại cục. Kỳ thật cũng chính là để đi đầu trong việc vung tiền.

Lão cha tôi nổi tiếng dễ nói chuyện, thấy vậy liền đáp ứng, nói là tiện đây để tôi và mấy anh em con chú con bác nhận chủ quy tông (gặp mặt nhau). Vì vậy mới có chuyến đi lần này.

Ban đầu tôi cũng có chút mong chờ, cái chính là lúc này có nhiều người như vậy cùng trở về có thể sẽ hào hứng hơn trước. Vì rốt cuộc thì là đi vào trong núi, nếu có bên mình vài người bạn hẳn là sẽ vui hơn nhiều. Tôi nhớ rõ là ông bác họ còn có một khẩu súng săn cổ, nếu được đi săn thú thì cũng coi như là trò giải trí tương đối tốt.

Không ngờ là khi chú Hai vừa tới liền bị người ta bắt đi xem phong thủy, còn đối với chú Ba thì đây như địa bàn của chú, một năm cả chục lần đi đi về về, vì thế mà đặt chân xuống liền tìm người ngồi chơi mạt chược. Lão cha tôi bị mấy cụ trong họ túm đi bàn bạc này nọ, cha cũng biết tôi sẽ vì thế mà sinh ra suy nghĩ nên không bảo tôi chạy theo. Vậy là bọn họ ở trước từ đường nói chuyện, còn tôi bị thả một mình lang thang ở bên trong đó.

Từ đường (nhà thờ tổ) nhà tôi ở trong địa giới thôn cổ, đó là một gian phòng lớn, có điều nơi này khác với những tòa nhà cổ trong tivi ở chỗ, bên ngoài phòng cũng được trát một lớp bùn vàng, không phải kiểu tường trắng ngói đen, bước vào đầu tiên sẽ là một khoảng sân, chính giữa có một cái đình (dùng để nghỉ chân) nhìn qua như sân khấu kịch, ở ngay bên trong là linh đường (hội trường để linh cữu). Nhưng mà khi bước lên nhìn trên nóc nhà sẽ thấy lấm tấm những lỗ hổng, trời mà trút mưa xuống hẳn sẽ không thể ngồi yên được. Bài vị tổ tiên được đặt ở cuối linh đường, trên vách tường có khoét rất nhiều động để làm am thờ phật, trong mỗi động lại đặt hai bài vị, đều là tên tuổi lão tổ tông trong nhà. Phía trước chính là bàn thờ, có điều là thay vì dùng nến thắp người ta lại dùng đèn điện ở đây.

Từ đường này cũng là do ông nội tôi bỏ vốn ra trùng tu lại, cho nên niên đại kia cũng xem như là lâu rồi, người của Ngô gia vốn dĩ cũng không phải quá giàu có gì, hơn nữa có điều kiện nhất chỉ có mỗi chi ở Hàng Châu. Vì thế mà so với từ đường này thì chuyện cũng làm cho qua. Tôi tìm quanh xem bài vị của ông nội, thấy kia cũng coi như đại bài vị, kỳ thật thì ông nội tôi là đi ở rể tại Hàng Châu. Không có điều kiện để được lên từ đường này, nhưng giờ đã lên rồi, tất nhiên là cũng vì ông nội tôi khi còn sống chắc đã mưu tính hết thôi.

Ở nơi như này thực chất rất là nhàm chán, hơn nữa trời cũng đang rét mướt, trong từ đường lại không một bóng người, tôi chịu không nổi bắt đầu chạy quanh sờ sờ mó mó. Đọc đôi câu đối, nhòm bia công đức, lúc này đột nhiên tôi liền phát hiện bên cạnh từ đường còn có một hành lang, chạy dài tới một cái cửa, dẫn ra ngoài chính là khu đất trống đằng sau từ đường, nơi đó có một gian nhà cỏ cũ kỹ.

Lúc ấy tôi không nghĩ được gì nhiều, chân cứ thế bước qua, cùng lúc trên khu đất trống có ánh mặt trời chiếu xuống, về một phương diện nào đấy lại làm căn nhà tranh kia nhìn càng thêm xưa cũ, cảm giác có gì đấy hấp dẫn lòng người.

Đi tới bên cạnh xem hình dạng khóa cửa, liền nhận ra quả nhiên là khóa từ thời nảo thời nào rồi, cửa sổ chính có hai lỗ thủng cực to, trên khung cửa sổ dán qua bằng những tờ báo không rõ có từ năm bao nhiêu nữa. Rõ ràng là nó vẫn có song cửa.

Tôi đang chán bằng chết nên có hé mắt nhòm vào bên trong một chút, thực sự là rất tối, nhưng có thể thấy trong có đầy những củi khô, hơn nữa còn cả đất bùn. Trên đống củi kia là lại thò ra một đầu quan tài rất lớn dính bê bết bùn khô.

Chương 2:Quan tài

Bên trong căn nhà cỏ tối tăm kia, tôi chỉ có thể nhìn ra có một chiếc quan tài kiểu cũ, hình dạng như cái hộp gỗ một đầu lớn một đầu nhỏ, không như những quan tài mà các nhà giàu hay dùng trong tivi, quan tài kia tất cả đều dính bùn, gần như là đã không nhìn ra hoa văn trên thân nó nữa.

Chiếc quan tài này khiến tim tôi có phần hồi hộp, lại khơi dậy trong tôi biết bao nhiêu liên tưởng, tuy rằng trí nhớ không thực rõ ràng nhưng cảm giác như là nó và từ đường ngoài kia có trăm ngàn liên quan vậy. Trong lễ tang của gia tộc, từ đường là nơi thực hiện những nghi lễ đưa tiễn người chết, tôi còn nhớ rõ lúc ông nội mất, chính là trong đình thi (nơi tạm đặt quan tài) này, lúc ấy vào giữa hè, còn có cả đạo sĩ làm phép, nghi thức thực ra rất rườm rà, bản thân tôi đã hoàn toàn không nhớ rõ gì nữa. Cho nên có quan tài đặt ở đây cũng chẳng phải chuyện gì kỳ quái.

Vấn đề là vì sao quan tài này lại đặt ở trong gian nhà cỏ sau từ đường kia, hơn nữa bên ngoài lại dính đầy bùn đất, xem trong phòng mạng nhện cùng tro bụi giăng kín và trình độ rỉ của cái khóa này thì chắc quan tài đã được đặt ở đây một thời gian tương đối rồi. Là mười năm trước hay là vài chục năm trước, vì nguyên nhân gì, quan tài này lại bị nâng đến nơi đây, và để lại tới tận bây giờ nữa chứ? Trong quan tài này có thi thể không? Đó là ai vậy?

Trong chớp mắt tôi suy diễn ra biết bao nhiêu là ý niệm, lòng có chút ngứa ngáy, xem ra từ đường kia và gian nhà tranh này cùng với quan tài cũ kỹ bên trong, đằng sau mấy thứ đó hẳn sẽ có một cố sự nào đấy.

Tiếc là trên người tôi mặc chiếc áo ME&CITY mới mua, lại thêm thân thủ có phần chậm chạp nữa, nếu không khẳng định là tôi đã trèo vào nhòm cho kỹ một phát, tôi biết là cho dù mình có vào nhìn thì cũng chẳng thấy cái khỉ gì, vì rốt cuộc là tôi đâu biết khai quan tài này xong sẽ phát sinh thêm chuyện nào không?

Nhìn nửa ngày, tôi đành hậm hực mà quay ra, vòng qua nhà tranh tiếp tục đi tới phía đằng sau. Kia là một thửa ruộng đã bỏ hoang từ rất lâu, cỏ dại mọc um tùm, tôi đi men theo bờ ruộng, lại thấy chỗ này rộng đại khái hơn bốn năm mẫu. Đây cũng vẫn là phần đất của cụ kỵ nhà tôi, tiếc là lão cha tôi không có cày ruộng như mong muốn của các cụ, đất này dĩ nhiên từ đó về sau vẫn để vậy.

Đi tiếp về phía trước chính là địa phận nhà người khác, mặt sau có thể nhìn tới nơi xa nhất, đó là triền núi có đường nhỏ để đi xuống, phía dưới là những thửa ruộng bậc thang.

Lại đi tiếp thì cũng chỉ có thế thôi, trong lòng tôi vừa thầm tính toán, từng này thì ở Hàng Châu sẽ có giá trị là bao nhiêu tiền, vừa quay đầu trở về, lão cha bọn họ không biết đã nói chuyện xong chưa, nếu còn chưa xong, tôi sẽ đứng cạnh nghe luôn, tiện rèn thêm chút thính lực Trường Sa, thế nào thì cũng vẫn tốt hơn là đi lang thang trong này. Lúc bước qua gian nhà tranh, tôi theo bản năng lại nhìn liếc qua một cái.

Ánh mặt trời đã dịu đi, trong phòng càng thêm tối, tôi chẳng thấy gì rõ ràng nữa cả.

Chương 3:Chuyện cũ

Cũng trong bữa cơm tối ngày hôm đó, tôi có hỏi ông bác họ về lai lịch của cỗ quan tài kia.

Ông ấy cũng xem như là người lão làng ở đây, hiện đã 79 tuổi, ngoại trừ hội họp ra thì cơ bản ông bác cũng không rời khỏi thôn bao giờ. Nhưng khi hỏi tới chuyện này, ông lại làm ra vẻ không được rõ lắm, trong nhà tranh sau từ đường có đặt một quan tài cổ, người trong thôn đều biết hết, nhưng mà để rõ được nó là từ khi nào xuất hiện thì trong bọn họ không ai có ấn tượng gì. Bình thường cũng không mấy người hay lui tới chỗ đó.

Còn nghe mấy cụ già hơn nói thì gian nhà tranh ấy tồn tại ở đây còn trước cả khi xây từ đường, lúc ấy nơi này là một vùng đất bỏ hoang, được Ngô gia mua lại, về sau cho san bằng để xây từ đường, nhưng vẫn để lại độc một gian nhà kia tới tận bây giờ. Về phần gian nhà tranh đó ban đầu là ai xây và lai lịch của cỗ quan tài bên trong thì hiện tại không còn kiểm chứng được nữa. Coi như, đây là chuyện có từ hơn sáu mươi năm về trước rồi.

Sáu mươi năm trước ông bác họ đang 19 tuổi, thời gian quả thực rất xa rồi, ông cũng không nhớ rõ là quan tài kia là có sẵn trong gian nhà hay là mãi sáu mươi năm sau mới có người đặt vào nữa. Có điều xem qua cỗ quan tài kia phát hiện hình dạng của nó cũng có từ rất lâu rồi, cụ thể rốt cuộc là từ thời nào thì rất khó nói, tôi thầm suy tính cẩn thận, lại cảm thấy trong cố sự này hơi có chút vấn đề.

Chúng tôi ăn cơm ở bàn lớn trong từ đường cùng với những người thân trong thôn, ông bác họ thân thể cứng cỏi, ăn xong cơm chiều liền làm thêm điếu thuốc lào rồi trở về cho gà ăn, lão cha bảo tôi đi tiễn ông, tôi liền chạy theo. Trên đường đi ông bác họ liền nói với tôi rằng, nếu tôi thực sự có hứng thú với chuyện này thì hay là sang thôn khác hỏi một lão già tên là Từ A Cầm. Lão ta năm xưa được Ngô gia mời tới tiếp quản từ đường này, lúc từ đường họ Ngô tu sửa, lão đang đi làm người giúp việc trong thôn, sau thì cũng phụ trùng tu từ đường. Hai năm tiếp thì nổ ra cách mạng ruộng đất, lão được chia cho một phần đất rộng lớn nên đã dời về thôn. Tính tới giờ khả năng cũng phải hơn một trăm tuổi, nhắc tới chuyện này thì người rõ nhất cũng chỉ có thể là lão ta mà thôi. Nhưng còn phải xem vận khí thế nào đã, hơn một trăm tuổi rồi thì có quỷ mới biết ông ta giờ đã ra cái dạng gì.

Lòng tôi thầm nói tôi cũng đâu phải vô công rồi nghề như thế, hơn nữa bản thân không có mấy kinh nghiệm giao lưu với các cụ già người cao tuổi, tự nhủ thôi quên đi, chỉ gật đầu lấy lệ cho qua.

Trong toàn chuyện, đây là sai phạm đầu tiên của tôi, nhưng cũng là sai phạm nghiêm trọng nhất.

Chương 4:Di quan

Phần mộ tổ tiên Ngô gia đặt trên sườn núi phía nam của một tòa nham sơn, núi cao khoảng hơn hai trăm thước, cũng không đồ sộ gì lắm, nơi đó không chỉ có phần mộ của Ngô gia, mà ngay trên sườn núi cũng có rất nhiều mộ táng, vị trí bất đồng đại khái là có bốn năm nấm mộ các loại hình dạng. Đều là âm trạch (nhà cho người âm) của mấy hộ nhà giàu đắp lên. Trên núi có một đường đất, vì bình thường ít khi có người qua lại nên cỏ dại mọc lan tràn, cũng may hiện giờ đang là mùa đông, người mặc nhiều đồ mà cây cỏ cũng hiếm, đi không tới mức khó khăn lắm.

Chỗ này là ở trước mặt nham sơn, vốn là một khe nước rất lớn, nói là phong thủy bảo địa (đất tốt), ngày xưa người ta thường có quan niệm tiền thủy hậu sơn (trước sông sau núi) là như vậy, có điều hiện nay trên kia đã có người xây đập thủy điện nhỏ, còn có người đào cát nữa nên khe nước đã sớm khô cạn rồi.

Nghi thức di quan được định vào sáng ngày thứ ba, xem lịch thì hôm đó đẹp ngày, thế cho nên không chỉ tôi là người trong nhà mà có rất nhiều những thôn dân khác cũng đang chuẩn bị, nham sơn bỗng dưng tấp nập, đâu đâu cũng thấy người đứng ngồi lố nhố.

Tôi là cháu đích tôn của trưởng tử trong họ, đã sớm ra quỳ trước mộ, một bên đạo sĩ vẫn còn đang làm công tác chuẩn bị, bốn phía liên tục có tiếng pháo nổ lép bép.

Ban đầu thì tôi rất lấy làm hứng thú, mộ thổ phu tử sẽ có hình dạng gì đây, có điều là nhìn thực tế sẽ bị thất vọng nặng, kia cũng chẳng khác gì với mộ người bình thường. Xi măng đổ lên một nấm mộ hình quạt, phía trước là một tấm bia mộ đầy bùn, nước sơn mặt trong hầu như bị lấp hết. Tất cả đều là cỏ dại, nếu như không có phần xi măng kia, tuyệt đối sẽ không nhìn ra nơi này có chôn một ngôi mộ.

Chú Ba nói cho tôi biết, phần mộ tổ tiên nhà chúng tôi được xem như cổ nhất trong thôn, từ thời nhà Thanh đã có người cho trùng tu qua một lần, bùn đất kia chính là sau thời Dân quốc đổ lên, ông nằm bên trên tầng mộ cũ đã được tu sửa, bên dưới đại khái sâu sáu bảy thước nữa mới là mộ phần của cụ kỵ tổ tông. Mộ có hình dạng gì, chưa ai được thấy qua, có điều là tuyệt đối không có địa cung gì dưới lòng đất, chú nói luôn cho tôi không phải hy vọng. Mạo phạm chuyến này đi chỉ mong là không có sự gì, những chuyện xây dựng rầm rộ như này tốt nhất không nên làm.

Tôi nghe xong tự nhiên hơi buồn, nhưng lại cảm giác nực cười lắm, một đám người quỳ ở đây đại khái hơn nửa đều chuyên đi đào mộ người khác, đợi lát nữa nhấc mộ lên không biết bọn họ có ngứa nghề động thủ luôn không, nghĩ tới cảnh nhóm người này đột nhiên moi được một cái xẻng gãy từ bên dưới kia tôi liền bật cười. Trộm mộ tặc dời phần mộ tổ tiên giống như pháp y kiểm tra chính thi thể người nhà mình, e rằng phần lớn trong số đó chỉ là bất đắc dĩ.

Quỳ tiếp hai giờ nữa, gõ gõ đập đập mà trời lạnh khiến tôi phát run lên, mãi cho tới khoảng mười một giờ, vị đạo sĩ mặc đồ Nike* kia mới trổ hết tài cán cúng bài của mình, lão cha tôi dẫn đầu mấy người thân trong họ nhấc bia mộ lên trước tiên. Sau đó bắt đầu dùng búa đập đá tiến hành khai mộ.

Việc này hoàn toàn không mang tính kỹ thuật, đập liên tiếp hai giờ mới quật xong mộ, đập ra bốn cái lỗ xi măng song song nhau, quan tài đặt bên trong. Hai lỗ kia thì trống không, có thể đã nằm trong dự định của bà nội và cha tôi, mặt khác trong hai lỗ còn lại có hai cỗ quan tài bằng gỗ. Tôi biết một trong hai quan tài kia có ông nội đang nằm, ngoài ra cái còn lại thì không biết của ai nữa.

Chú Hai kiểm lại tên trên bia mộ, vừa tra lại vừa so sánh với gia phả, bên trong phải có chín cỗ quan tài, chú Ba nói có một phần là mộ chôn quần áo và di vật. Ví như cụ nội ông và cụ nội bà, hai người này vai vế quá cao, tôi cũng không biết phải gọi ra sao nữa, cũng chẳng biết được tình hình những quan tài cổ của hai cụ, nếu như chẳng may rơi vãi lung tung ra thì hẳn sẽ phiền toái lắm.

Hai quan tài được nâng ra, tiếp theo lão cha lại đem chỗ mộ phần vừa quật lên san phẳng ra, bắt đầu đào sâu xuống bên dưới lớp bùn. Đó chính là điểm mạnh của chú Ba, thời gian bằng hút một điếu thuốc liền thấy đào được tương đối sâu xuống dưới, rất nhanh sau đó đã chạm tới tầng gạch xanh, đó chính là đỉnh mộ phần cụ tổ.

Quá trình tiếp theo tôi không đủ tư cách để nhìn, bị lão cha kêu đi ra ngoài đứng, sau thì bọn họ nhảy xuống, bắt đầu phá phần đỉnh mộ ra, đạo sĩ bên trên cũng tiến hành niệm kinh tung tiền vàng.

Tôi không biết tình hình trong mộ cụ tổ thế nào, có điều nhìn niên đại thì hẳn là lâu lẩu lầu lâu rồi, mọi người có chuẩn bị chưa tốt nên mãi cho tới khi mặt trời xuống núi, mới có quan tài thứ nhất được nâng lên. Nó đã bị mục rữa tới mức không thành hình dạng gì nữa. Vừa thấy chỉ biết không phải là của thời kỳ hiện đại, đặt xuống đất liền tản mát ra một mùi khiến người ta không lấy gì làm thoải mái. Kia hẳn là thứ hương vị đặc hữu của bùn đất địa hạ.

Tiếp theo lại thêm một cỗ rồi một cỗ nữa, có cái vẫn còn nguyên nước bùn, rất nhanh sau đó chín cỗ quan tài đã được mang hết ra ngoài, xếp thành một hàng đặt ở chỗ sườn núi bằng phẳng. Bốn phía có người dùng nước phun vào đầu quan tài, chỗ có khắc tên chủ quan. Sau đó có người bắt đầu ghi chép lại.

Tôi gần như đã lạnh cứng, tuy rằng lần đầu nhìn tới trường hợp này nhưng tôi lại chẳng có hứng thú gì cho lắm. Đây là trên núi nên rất lạnh, nhìn tới cỗ quan tài cuối cùng được nâng lên, trong lòng tôi cũng yên tâm, thầm nói con mẹ nó vậy là xong rồi, chóa má gì chứ cái thứ đại công trình này, so với hạ đấu còn thoải mái hơn.

Tiếp theo, chính là phải rửa qua quan tài một chút, muốn nâng tới trong từ đường thì phải đợi một lúc nữa, vì là cụ kỵ đi trước cho nên phải đưa quan tài già nhất nâng lên đầu tiên, sau đó mới lần lượt đi theo, vì vậy mà chúng tôi còn phải chờ ghi lại tên để tìm cụ kỵ đã.

Ngay khi tất cả mọi người đang nhẹ nhàng thở ra thì bỗng nghe thấy lão cha tôi thét to một tiếng, chúng tôi quay đầu nhìn về phía bọn họ, liền nhìn tới trong mộ phần vừa quật kia có người đang không ngừng lôi kéo cái gì đó.

Mặt trời xuống núi rất nhanh, sắc trời càng lúc càng tối, ông bác họ nói khẩu âm Trường Sa, lớn tiếng hét lên, hỏi có chuyện gì xảy ra?

"Còn một cỗ nữa!". Lão cha tôi hét lớn.

"A?". Trong đám người có chút xôn xao, mọi người đều nhìn sang bên kia, tiếp theo chúng tôi ai nấy cùng trông thấy một cỗ quan tài nữa được đưa lên.

"Sao có thể chứ?" ông bác họ hết nhìn bia mộ, lại nhìn sang quan tài đặt bên này, kinh ngạc nói: "kỳ quái, sao có thể hơn một cỗ được?"

Chương 5: Sai lầm

Phần mộ tổ tiên của Ngô gia nằm dưới lớp đất vàng, dựa theo tên được khắc trên bia mộ và những ghi chép trong gia phả thì tổng cộng chỉ có chín cỗ quan tài. Vì chung quy thì cụ kỵ cũng chỉ có từng ấy người, nhiều hơn một quan thật sự là chuyện vô cùng bất thường.

Chuyện này lập tức khiến cho đám người bên dưới nhao nhao lên ít nhiều, người tới giúp một tay, người xúm vào xem náo nhiệt, ồn ào bàn tán, thì thào to nhỏ với nhau.

Đương nhiên kinh hãi nhất vẫn là nhóm người ông bác họ trong thôn đại diện cho Ngô gia, bọn họ là người sinh ra và trưởng thành ở đây, chuyện như này chưa từng có người nào kinh qua, tất nhiên sẽ rất khó tiếp thu được.

Lúc này tôi cũng không đoái hoài gì tới việc mình có đủ tư cách hay không nữa, cũng tiến tới xem phần mộ vừa quật lên, chỉ thấy hố kia thực sự rất sâu, một lượng lớn những bao gạch màu đen cũ kỹ bám tua rua rễ cỏ bị gạt sang một bên, cơ bản không nhìn tới được tình hình bên trong huyệt.

Mười cỗ quan tài được sắp xếp trên sườn núi, an bài xong liền phát hiện cỗ cuối cùng kia không hề được khắc tên hiệu. Nhưng đó lại được xếp song song với một trong bốn quan cổ nhất, nên khả năng đây là cỗ quan vô chủ thì cũng không lớn. Vì chu vi quật mộ chỉ gói gọn xung quanh phần đá xanh.

Ông bác họ cùng một cụ (tôi không nhớ ra tên cụ ấy) chỉ trỏ bàn bạc một lát, sau thì cho người lập tức đem mười cỗ quan tài này đặt vào trong từ đường, xong xuôi rồi mới cử người ngày đêm canh gác. Bên nghi lễ lập tức nghe lệnh, tóm lại giờ cần phải đóng cửa suy xét đã.

Chúng tôi là hàng tiểu bối nên hoàn toàn không được chen lời vào, chỉ cảm thấy bầu không khí bỗng chốc thay đổi, việc này đối với thể diện Ngô gia đương nhiên là chuyện đại sự, nếu gia phả ghi chép sai lệch, vậy khi muốn tu sửa lại cũng phát sinh thành chuyện lớn. Khả năng phải mời cả nhóm người đang ở hải ngoại về mới được. Nhưng chuyện này khả năng tương đối thấp, trừ khi là phần mộ tổ tiên kia có ẩn tình nào đó mà chúng tôi không hề biết.

Lão cha tôi quá mức chú tâm, không biết ông đang nghĩ gì mà dọc đường chẳng nói nửa lời, tới lúc đạo sĩ mở đường thì trời cũng đã sẩm tối, sơn đạo đen kịt cùng với gió thổi rét buốt khiến tôi không tự chủ được mà phát run. Trong đầu lại bất giác hiện ra cổ quan đặt trong ngôi nhà tranh bỏ hoang sau từ đường, quả nhiên vào thôn này tưởng thoát khỏi quan tài là điều không thể.

Buổi tối mọi người như thường lệ ở trong từ đường dọn cơm nước, theo quy định tổ tông thì hôm nay ăn chay, một bàn đầy những món làm từ đậu hũ, sau khi ăn xong thì có điểm lò sưởi lên cho ấm, mọi người bắt đầu cân nhắc về cỗ quan tài kia.

Quan tài đều đã được đặt ở linh đường, đây là lần đầu tôi được tới gần để xem, phát hiện quan tài của cụ ông và của ông nội đều được bảo tồn rất tốt, vẫn còn rất kín kẽ, nhưng những quan tài cũ này đều trát đầy bùn đất lên trên, còn chưa có khô hết nên chất gỗ mủn ra thành một màu xanh thẫm. Nhìn qua vô cùng ghê tởm, tôi cũng không dám tới quá gần đấy.

Già nhất trong bốn cỗ quan tài ở đây, thời gian hẳn có thể đẩy tới trước cả thời giải phóng rất lâu, vào triều Thanh từng có một lần trùng tu hết sức đáng ngờ, nhưng người ghi chép lúc ấy có thể đã không còn một ai tồn tại, trong gia phả cũng chỉ viết một câu đơn giản, trên cơ bản thì tình huống lúc đó cũng không thể điều tra được nữa. Nhưng điều khiến cho người ta kinh ngạc là một tin tức truyền miệng cũng không có. Ông bác họ cùng toàn bộ lão nhân đều tỏ vẻ chưa từng được nghe tới tiền bối đề cập qua những sự tình liên quan.

Lão cha tôi nghe tới đó mặt lộ vẻ u sầu, sắc mặt không tốt lắm, lúc ấy tôi vẫn không hiểu ông đang lo lắng điều gì, sau này mới biết được chuyện bên trong còn nhiều điều mờ ám.

Trong gia quy nhà họ Ngô, phần mộ tổ tiên đều là từ cháu đích tôn của trưởng tử, cũng chính là lão nhị lão tam lập lại mộ phần lần nữa, vì thế dưới tình hình đó ông nội tôi không phải chủ quản của khu mộ này. Chỉ có điều là tới thế hệ ông nội tôi tình huống thật sự vô cùng đặc biệt, ba đời trước đều đã chết hết, mà anh trai ông nội lại không có hậu nhân, vậy nên ông nội tôi mới có thể tiếp quản lại, nếu không phần mộ tổ tiên sẽ chẳng có người sắp đặt .

Thế cho nên lão cha tôi đương nhiên là Ngô thị chính tông, cũng không tính tới danh chính ngôn thuận, tuy rằng Ngô gia không có bao nhiêu nghề chính, cha tôi cũng cơ bản không phải đương gia (chi nội), thế nhưng cái danh tiếng này ở trong thôn cũng chiếm được ưu thế, bất luận là chia đất đai hay là quyết định chuyện gì thì trước cũng phải được sự đồng ý của lão cha tôi. Vì thế cho nên chuyện này xảy ra, có thể làm cho những kẻ rảnh rỗi gặp thời mà sinh nông nổi.

Chương 6:Khai quan

Vấn đề liên quan tới rất nhiều sự tình, ví như nói chú Ba ở đây buôn bán, nhà chúng tôi cũng quan hệ với những lão nhân gia trong thôn, lão cha tôi làm gia chủ thì tất nhiên phải cân nhắc cẩn thận mà xử lý. Nhưng mà ông lại là kiểu người thành thật, cẩn trọng hết mức rồi sau đó lại bảo thủ chuẩn thành viên Đảng Cộng sản, tình hình phức tạp như này khiến ông tự nhiên không biết làm sao để xử lý, cho nên tôi nhìn ông có điểm lo lắng tới những tình huống sứt đầu mẻ trán sẽ xuất hiện.

Về phương diện này tôi cũng không thể giúp được lão cha mình, cũng vì là tôi đối với tình thế này không rõ ràng lắm, trong nhà lưu lại mấy cụ cao tuổi, ai lớn ai bé tôi đều không phân biệt được hết. Cho nên cũng chỉ biết làm bộ như không hiểu gì. Về phương diện khác cho dù là có chuyện gì xấu hổ xảy ra thì dù sao tổ nghiệp Ngô gia nói thế nào cũng không chỉ mỗi việc quản lý gian từ đường này, đã không thể bán nó nên cũng không tổn thất linh tinh gì xảy ra. Mẹ tôi lại nói, nên sớm phân định chuyện này cho rạch ròi, cố hết sức mà không được thành quả gì.

Có điều là chuyện này rất thu hút người ta, bọn họ vừa sưởi lò vừa hút thuốc bàn bạc, tôi ở bên cạnh ngồi nghe cũng coi như hóng chuyện vui.

Ông bác họ đưa ra một khả năng: cỗ quan tài này đặt ở tầng dưới cùng kia có thể là một trong những cỗ già nhất, không biết chừng là đồng niên với cụ cố, là chuyện từ đời Gia Khánh. Có khi còn là vợ lẽ của cụ, vô cùng được sủng ái, tuy không được ghi vào gia phả hay khắc lên bia mộ, nhưng vẫn lén cho chôn cùng trong phần mộ tổ tiên.

Vừa tra lại trong gia phả lập tức phát hiện đây là chuyện không có khả năng, bởi vì cụ cố ông chết còn trước cả cụ cố bà, tang sự là do cụ bà xử lý, dựa theo luân lý xã hội thời đó, không thể phát sinh loại chuyện như này được. Hơn nữa mạo phạm vào chuyện ấy nếu trong trường hợp giàu có, cũng chính là liều mạng mà lấy vợ, sợ rằng sẽ tuyệt tự về sau. Nhưng bà nội tôi là tiểu thư khuê các, còn sinh ra ba người con trai, ở cái nơi thôn quê này chắc chắn là sinh đẻ tự nhiên, thứ tình cảm như vậy trên cơ bản không có trong đời sống sinh hoạt lúc đó. (đoạn này không biết dịch sai hay gì ấy :D )

Còn có phải là thi thể tàn phế không? Có thể là trong lúc hạ đấu xảy ra chuyện, lúc trở ra thi thể không được toàn vẹn, trước cứ cho chôn, sau này lại đào ra tìm những bộ phận còn thừa làm thành hai cỗ quan tài, chú Hai liền lắc đầu nói linh tinh. Chuyện như vậy nếu muốn khai quan thì tuyệt đối phải gom lại chôn một lần nữa. Phần mộ tổ tiên cũng không phải cái tủ lạnh, đặt luôn đầu xuống cạnh mông, đổi là ngươi thì ngươi cam tâm tình nguyện không?

Điều vừa nói không đúng, người bên dưới lại cau mày, thuốc hút nhanh như hun khói tới mức nghẹt thở.

Bản thân tôi cũng tự cân nhắc, cảm giác kỳ quái nhất là cỗ quan tài này không có tên - dựa theo tập tục ở đây, trên quan tài không khắc tên giống như sỉ nhục người đó. Nếu đã là quan tài có tư cách táng trong phần mộ tổ tiên, vậy sao phải chịu loại đãi ngộ như này. Nói thế tôi cũng cảm giác cỗ quan tài này bị thừa ra, có khi bên trong cũng không có người chết nữa.

Ngẫm lại liền cảm thấy vô nghĩa thật, đối với tình hình lúc đó, nơi này cơ bản không còn cách nào để làm căn cứ khảo chứng, nghĩ tới đó mới thấy những vấn đề sau hoàn toàn chỉ là phán đoán vớ vẩn.

Lúc này chú Ba bỗng nhiên đưa ra một khả năng: "Các cụ nhà ta nổi tiếng như nào chắc mọi người ai cũng đã biết, thử nói xem có phải là ở đời một lão gia nào đó vì một nguyên nhân không rõ mà phải đem giấu đồ vật trong phần mộ tổ tiên mình không?"

Chú Ba nói xong, bên dưới có người mặt biến sắc.

Giả thiết này tuy nghe có vẻ rợn người, nhưng cũng rất có khả năng, vì làm trong nghề này quả thật là cũng sẽ làm ra vài chuyện khác người. Hơn nữa so với đoán mò như kia thì tôi ngược lại cảm giác đây chính là khả năng lớn nhất.

Người nọ nhìn người kia một hồi, không biết nên phải ứng thế nào, chú Hai liền tắc lưỡi một tiếng, dường như muốn phản bác. Ông bác họ đột nhiên đứng lên, nói với chúng tôi:

"Con mẹ nó chứ, đừng suy nghĩ nữa, cứ mở ra xem khắc biết."

Chương 7: Càn khôn

Tới giờ tôi vẫn còn nhớ rõ sau khi ông bác vừa nói xong câu kia, không khí trong từ đường, ngọn đèn trên đỉnh đầu không đủ sáng, ánh lò sưởi lại càng âm trầm, cảnh tượng vô cùng tối tăm, bên ngoài là tiếng gió, tất cả mọi người đều có cùng một vẻ mặt cứng ngắc. Tôi nói không ra đó là thập yêu vị đạo gì, nhưng tôi ý thức được là không khí này có gì đó không đúng lắm.

Theo đạo lý mà nói thì lúc này chắc chắn phải có người nhảy ra nói: "Không được, đây là chuyện đại nghịch bất đạo vân vân...". Trong kịch truyền hình thường vẫn diễn như vậy, nhưng lúc đó lại không có lấy một thanh âm phản đối, đợi nửa ngày mới có người nói:

"Ai mở?"

Lời này vừa dứt lại khiến mọi người xôn xao cả lên, chú Ba liền cười lạnh một tiếng nói: "Đại ca của tôi là đương gia, hẳn là chúng tôi mở."

Một câu này khiến tôi lập tức hiểu bầu không khí ở đây có chuyện gì, không khỏi cũng ngây mặt ra.

Tổ nghiệp Ngô gia đã chia lại, kỳ thật là chỉ trên danh nghĩa thì lão cha tôi cũng là hữu danh vô thực, nhiều nhất vẫn là thấy mang cái danh dự làm chủ quản có quyền bỏ phiếu với thân phận tộc trưởng. Cho dù là như vậy thì trước mặt cũng vẫn không thiếu những lời ra tiếng vào, giờ chú Ba vừa nói quan tài này có thể là của tổ tiên cất giấu vật gì, lập tức khiến cho mọi người trong đây cũng nghĩ tới một thứ:

Chẳng lẽ mấy lão gia tử đời trước đem một vài món minh khí không thể rời tay chôn cùng trong phần mộ tổ tiên sao?

Cái thời kỳ trộm mộ ngang tàng trước kia khác xa với hiện tại rồi, khi đó kỹ thuật còn hạn chế, đường lối cũng không có thông suốt như vậy nên một khi lấy được chút đồ gì đó ra hẳn là sẽ không nỡ rời tay, hẳn là cũng rất gắn bó. Điều này cũng khiến lòng tham của nhóm người ở đây trỗi dậy.

Nhưng mà đây là phần mộ tổ tiên nhà mình, đâu thể làm càn được, tình hình có vẻ như khá kỳ quái. Có điều là chú Ba vừa nói câu kia, cũng như là đầu tàu khơi mào mọi chuyện. Xem ra sự tình đã vượt quá phạm vi lão cha tôi có thể khống chế rồi.

Quả nhiên chú Ba vừa nói xong, còn chưa dứt từ cuối, đã lập tức có người nhảy dựng lên:

"Dựa vào cái gì chứ? Phần mộ tổ tiên chúng tôi lẽ nào lại không có phần!"

Chú Ba liếc mắt nhìn người kia một cái: "Thế quái nào mà thằng Tào Nhị Đao Tử, con mẹ nó chứ, mày mang họ mẹ, từ lúc nào đổi họ mà xen vào đây? Tới lượt mày bép xép ở đây à, thối lắm?". Đang nói thì lại có một người khác lên tiếng: "Đây là chuyện nhà họ Ngô, người trong nhà ai cũng có phần."

Chú Ba nhổ một ngụm, cũng không thèm nhìn lại: "Ngô Hải phải không, tao và mày cách nhau ba đời, lần khai quan này ba anh em tao sẽ làm, chuyện này mày cũng phân biệt rõ phải quấy đi, nếu muốn oán thán gì thì mày nên đi oán ông nội mày cho mày đầu thai quá chậm."

"Cái con bà mày chứ! Lão tử đập chết mày!"

Người kia lập tức mắng ầm lên, tay hất văng cốc trà đi, chú Ba cũng hung hăng, "phăng" một tiếng đập gần gãy cái bàn, đứng dậy nhìn hắn hét lớn:

"Con mẹ nó, mày thử xem!"

Chú Ba thanh sắc câu lệ, hơn nữa chú cũng có tiếng ở nơi này, mấy người đi cùng chú cũng nhất loạt đứng lên, bên kia thì đông người hơn, tiếp theo người lớn tiếng mắng chửi kia cũng đứng dậy. Trong chốc lát tiếng ầm ầm nổi lên bốn phía, mới vừa rồi hai bên vẫn còn mời rượu lẫn nhau, vậy mà chỉ hơi chút động thủ liền có thể đánh nhau ngay được.

Lão cha tôi vẻ mặt hiền lành, hoàn toàn không thể xử lý được tình hình trước mắt, vừa thấy chuyện nổ ra thì chỉ biết vỗ gáy thở dài. Ngay trong lúc đó bỗng thấy ông bác họ đứng lên, đi lên vài bước rồi một cước đá đổ lò sưởi, tàn lửa đỏ lập tức bắn tung ra văng về phía đám người, khiến bọn họ phải lui về vài bước. Tiếp theo ông cầm quải trượng bằng trúc đập mạnh lên bàn một cái, "như mấy thằng ăn cướp, chúng mày định làm phản à?"

"Bác à! Ngô Tam Tỉnh kia làm-" có một người kêu lên, còn chưa nói xong thì ông bác lại đập thêm một trượng, thanh âm đó cực vang, khiến cho ai nấy đều phải rụt cổ lại. Tiếp đó ông nói với chúng tôi: "Đây là tổ quan Ngô gia, cho dù khai ra cái gì thì chúng ta cũng phải chôn nguyên về chỗ cũ, ai cũng đừng hòng động đến, quy củ từ xưa là để trưởng tử trưởng tôn khai quan kiểm cốt, những người khác lui ra ngoài đi!". Nói xong liền đứng lên đánh người.

Đây là bề trên, không ai dám đắc tội, bị đánh trúng cũng đành phải chịu, một đám người bị đuổi chạy ra tới cửa từ đường. Chú Ba vẫn còn muốn ăn vạ, cũng bị ông đánh cho mấy gậy đuổi ra ngoài, trong từ đường sau đó chỉ còn lại lão cha tôi và mấy lão nhân.

Ông bác họ nổi giận, đuổi người xong thì trở về ngồi lại chỗ cũ thở, lão cha tôi nhanh chóng tới giúp ông thuận khí, vừa lúc bên cạnh có một cụ chúng tôi gọi là ải tử không biết là cấp bậc thân thích như nào khuyên ông bác: "Đáng lắm, đáng lắm sao? Tới tuổi này rồi, ông còn muốn để mình tức chết luôn à?"

"Đúng, không đáng đâu!". Lão cha tôi cũng nói, "bác từ từ, thở chậm thôi."

Ông bác họ thở hổn hển dần đều, sau lại đứng lên nhìn ra bên ngoài, rồi nhìn trở lại, cuối cùng đổi sắc mà nhẹ giọng nói với lão cha tôi: "A Cùng à, việc này là bác giải quyết cho mày, bác nói trước, nếu trong quan tài có thứ tốt, mày nhớ phải chia đều cho chúng ta một nửa!"

(Cười tí sặc, tưởng ông này đức cao vọng trọng kiểu gì, hóa ra là đông chia ít, ít chia nhiều :v

Chương 8: Bên trong

Nhớ tới sắc mặt ông bác họ ngay lúc đó, tôi bây giờ vẫn còn dở khóc dở cười, có điều là cảm giác chuyện này cũng rất là bình thường, chẳng qua là chút thể diện kia cũng không phải vấn đề gì lớn, hơn nữa biểu cảm đó còn rất thật nữa. Nói xong cũng không chờ lão cha tôi phản ứng lại, ông bác đã gấp rút đi tới bên quan tài. Hai lão nhân khác một người đứng giữ cửa, người khác đi lấy dụng cụ.

Tôi cùng lão cha nhìn nhau cười khổ, ông bác họ liền ngoắc bảo chúng tôi đi qua hỗ trợ, đem quan tài vô danh nâng lên, đặt xuống dưới ánh đèn. Lúc nâng quan tôi cảm thấy nó tương đối nặng, nếu bên trong có người chết, thì phải ở mức béo như thầy chùa. Tôi cùng lão cha nâng căn bản không nhúc nhích, cũng chẳng biết là người nâng quan tài này về đây có thân thể như nào nữa. Không có cách thì cũng không được gọi người bên ngoài vào hỗ trợ, ông bác họ liền đem chậu than đốt lên, cho thêm củi và tiền giấy vào cho nó cháy thật đượm, xong thì dọn băng ghế dài rồi đặt nó lên cho sáng.

Tôi nghĩ tới việc phải khai quan thì cả người đều run lên, có chút thích thú lại có chút sợ hãi, trong chương trình đại học không được dạy cái này, hơn nữa đây là cổ quan, ít nhất cũng được một trăm năm rồi. Nhìn quan tài kia, tôi đột nhiên liền cảm thấy trong phòng lạnh đi vài phần.

Thôn không lớn, chỉ trong chốc lát đã mượn được ba cái cán để cậy quan, nếu là chú Ba tôi làm thì một chút vấn đề cũng không có, chẳng qua là lão cha tôi và tôi thì hoàn toàn không như vậy, cán khiêu đều cầm ngược, tôi giơ nó lên chuẩn bị làm động tác, ông bác bên cạnh liền bật cười bảo con mẹ nó, mày đang chuẩn bị chơi bi da đấy à :D. Cuối cùng thì vẫn là ba lão nhân động thủ, bọn họ đã sớm không đợi được nữa, tam hạ ngũ sơ nhị, "lách cách" vài cái liền cậy hết đinh ra. Tiếp theo ba người tới một bên, ba cán khiêu cùng cắm vào một khe hở, dùng sức bẩy lên.

Toàn bộ quan tài phát ra tiếng gỗ "cạch cạch cạch" liên tiếp, sau đó là nắp quan tài bị lật ra, nhất thời một mùi thuốc đông y kỳ quái xông vào mũi.

Ông bác họ kéo chậu than tới gần để chiếu sáng, chúng tôi đều hướng tới sát mặt quan tài, bên trong toàn là nước đen, đầy tới gần miệng quan.

Chúng tôi chưa bao giờ thấy tình trạng quan tài nào như vậy, cũng không biết vậy có phải bất thường không, nhìn sắc mặt ông bác họ, dường như rất nghi hoặc. Ông quay đầu hỏi lão cha tôi:

"Trong mộ có nước không?"

Lão cha tôi lắc đầu: "Đúng là có hơi ẩm ướt, nhưng không có nước đọng."

"A, vậy thì lạ thật, nước trong quan tài này từ đâu tới chứ?" Ông bác họ thốt lên.

Chương 9:Hắc thủy

Trong quan tài có chất lỏng, kỳ thật là chuyện tương đối bình thường, vì lúc đóng quan, đều chỉ dùng đinh để đóng, sau đó người ta mới thêm bùn đất với vài mảnh lưới làm thành một loại xi măng gì đó để che hết những chỗ hở lại. Nếu như việc này làm được hoàn mỹ thì xác sẽ được phong bế trong một không gian kín, tất cả nước của thi thể bị lưu lại hết trong quan tài.

Con người có 60 tới 70% là nước, lượng nước đó thực chất rất nhiều, đặc biệt là những thi thể phân hủy chỉ còn lại khung xương, thi cốt liền có thể ngập nước.

Loại nước này tên là thi dịch, cũng có người gọi là quan dịch. Đương nhiên là có khi quan tài phong bế không nghiêm, trong đất cũng có nước, phần lớn nước kia sẽ tràn vào trong mộ thất vì thế mà quan dịch sẽ rất nhiều, cho nên ông bác vừa rồi là hỏi cái này.

Nếu không phải là lão cha tôi đã xác nhận, tôi cũng sẽ nghĩ là như vậy, phần mộ không có nước nên dịch quan này cũng không thể nào là nước mưa. Mà càng không phải là thi dịch, vì bao nhiêu nước như này, thi thể kia chỉ sợ là so với thầy chùa còn béo hơn nhiều.

Hai điều này đều không có khả năng, vậy chỉ có một tình huống cực đoan nhất, chất lỏng này có thể là dược thủy chống phân hủy được đổ vào từ lúc hạ quan. Thực sự rất có khả năng, bởi vì hắc thủy trong quan tài có tỏa ra mùi thối của thuốc đông y.

Chuyện này còn một điều có vẻ thú vị, tôi trước đây cũng có đề cập qua. Trung Quốc cổ đại có người dùng quan dịch để làm thuốc dẫn, nghe thì có vẻ không tưởng, nhưng kỳ thật thì bắt đầu lại rất hợp lý. Vì loại thủy dược chống phân hủy bên trong chứa một thành phần thuốc đông y cực hiếm. Đến thời hậu Minh đã bị thất truyền, người đời sau muốn dùng loại thuốc này thì chỉ có thể bảo bệnh nhân đi vào trong cổ mộ mà tìm thứ quan dịch chứa loại thành phần đó mà thôi.

Chỉ có điều lúc ấy lang băm cũng nhiều lắm, nghe nhầm đồn bậy thế nào mà kết quả có rất đông bệnh nhân vì uống dịch từ xác cổ mà bị thổ tả ( :D ), cũng có nơi trong quan tài đặt thạch tín chu sa phòng trùng và để quan tài khô ráo, đó là chất kịch độc, người ăn vào trăm phần trăm ngỏm.

Thói quen này vẫn lưu truyền tới cận đại, Lỗ Tấn tiên sinh cũng từng là nạn nhân của chuyện này, thành ra ông căm thù với thuốc đông y là có nguyên nhân.

Tôi nhìn hắc thủy kia mà cả người không được tự nhiên, trong quan tài này có thứ gì đó chìm ở đáy nước, chẳng biết bên dưới tình hình như thế nào. Hơn nữa lại có cảm giác nước kia có thể tràn ra tới nơi rồi, nhìn qua mà người nhất loạt nổi da gà, cuối cùng tôi cũng có ảo giác dưới nước kia có cái gì đó đáng sợ lắm,

Mấy người ông bác họ kia tất nhiên là không sợ, bọn họ buông cán khiêu xuống, tiếp theo tiến tới cạnh quan tài, cẩn thận nhìn vào trong nước.

Nói là hắc thủy thì tất nhiên không phải là nước đen như mực, mà là bởi vì ánh sáng và độ vẩn đục bên trong hình thành, ông bác đốt một tờ tiền giấy gí sát vào mặt nước.

Tôi đứng xa xa nhìn, liền thấy bên dưới tầng nước đen bị ánh lửa soi rọi sâu thẳm vô cùng, không giống như đáy quan chút nào

Chương 10: Quan tài nước này khiến cho người ta cảm giác vô cùng kỳ quái, nhìn từ trên xuống không giống như đang nhìn một cái thùng, mà cảm giác như đang vọng xuống giếng vậy. Nước cũng không trong sạch gì, có thể nhìn thấy bên dưới có tạp chất nổi lơ lửng, nhưng nếu cố nhìn sâu xuống dưới, lại không thấy được đáy quan đâu cả. Dưới một màu tối đen, như vực sâu khiến bản thân sinh ra một cảm giác, quan tài này như dẫn sang thế giới khác vậy.

Đương nhiên điều này không thể xảy ra, quan tài cũng không có sâu, nhiều nhất thì chỉ bằng một cánh tay, nước thủy lại không đen như mực, vậy tại sao lại hình thành hiện tượng như vậy chứ? Tôi cảm giác là có thể do vật chất lắng đọng, đáy nước đen này chắc phải chứa một lượng trầm tích rất lớn, cho nên ánh sáng không cách nào xuyên thấu tới được.

Ông bác họ cầm cán khiêu thọc vào nước quấy một chút, quả nhiên, chỉ giây lát thủy quan đều tối đen đi, thấy được rất nhiều tạp vật trôi nổi. Mùi thuốc đông y bốc lên càng thêm nồng nặc.

Không biết quan dịch trong này có độc hay không, nhưng bất luận bên dưới có cái gì thì chỉ dùng tay không thò vào chắc chắn không phải là quyết định sáng suốt. Ông bác họ nói thầm vài tiếng rồi bảo lão cha tôi hỗ trợ, ông muốn đổ hết nước này ra.

Nói xong ông nhặt cái chậu hóa vàng dưới đất lên, dốc hết tro giấy bên trong rồi bảo người dùng cán khiêu kia cắm vào một cái khe của quan tài, cắn răng gắng sức, hắt xì một tiếng, cậy ra một khe hở ở bên cạnh quan tài, quan dịch lập tức từ từ chảy ra từ khe hở đó vào chậu rửa mặt.

Lão cha tôi qua hỗ trợ, dùng ba chậu rửa mặt thay phiên nhau đổi, cứ đầy là lại mang ra cái mương sau từ đường đổ. Tôi cảm thấy rất ghê, chỉ biết đứng xa xa nhìn, lát sau thấy quan dịch từ từ giảm xuống.

Hiện ra đầu tiên là một cánh tay vươn lên trên, bị ngâm trong nước phân hủy tới biến thành màu đen, tình trạng cánh tay đó dường như là muốn vươn lên mặt nước để bắt lấy cái gì đó.

Rõ ràng là tình trạng chết của cỗ thi thể này không được bình thường, người chết một khi bỏ vào quan tài luôn được đặt nằm thẳng, tư thế này thực khiến cho người ta cảm giác không ổn lắm.

Ông bác họ nhíu mày lại, ông bước qua nhìn kỹ cánh tay kia, quan sát nửa ngày, bỗng nhiên liền hít một ngụm khí lạnh nói:

"Ây?"

Những người khác đều quay đầu nhìn ông, ông bác chạy qua một bên cầm lấy đôi đũa, gặp từ trên cánh tay kia ra một vật, vội đem tới trước mặt chúng tôi:

"Mấy người xem đây là cái gì?"

Chúng tôi bước lên, liền phát hiện kia chính là một con ốc nước ngọt lớn bằng cái móng tay. Nắp miệng ốc vẫn chưa khép lại, hẳn là nó còn sống.

Chương 11:Ốc nước ngọt

Chuyện khó tin trên đời này không hề ít, nhưng tới khi chính mình gặp phải tại đây, thực chất mới là lần đầu tiên. Vài người nhìn chằm chằm con ốc kia, cẩn thận quan sát, không ai thốt lên được lời nào.

Quan tài này hoàn toàn kín kẽ, dọc đường nâng về đấy không sánh một chút nước nào ra ngoài, con ốc này hẳn là tồn tại ngay bên trong đó. Nhưng quan tài này đã được chôn dưới đất ít cũng là một trăm năm, ốc sao có thể sống được.

"Chẳng lẽ, phần mộ tổ tiên Ngô gia chúng ta thực sự-?". Một bên có lão nhân nhẹ giọng nói thầm, ông bác họ liền tắc lưỡi một cái, đem ốc kia ném vào trong đống tro giấy, nói:

"Đừng làm ầm lên, xem lại đã."

Chúng tôi tiếp tục nhìn vào quan tài, chậu nước kia đã đầy tới sắp tràn ra rồi, nhưng không ai buồn bận tâm tới nó, mọi người lại tiếp tục nghiêng quan.

Không tới mười phút sau, toàn bộ thi thể cũng hiện ra.

Chúng tôi cúi đầu nhìn lại, chỉ vừa liếc mắt một cái, tất cả mọi người lập tức rơi vào trầm mặc.

Tôi không biết nên hình dung cái mà mình nhìn thấy như thế nào, kia là một cỗ thi thể nhỏ rất ướt, vì ngâm trong dược thủy chống phân hủy nên thi thể không hoàn toàn bị hư thối, nó vẫn duy trì được đại khái hình dạng. Nhưng điều khiến cho chúng tôi kinh ngạc đó là trên người thi thể kia, có một lượng rất lớn ốc con bám vào, trắng đen sặc sỡ, dường như là trùm kín cả cỗ thi thể, khiến cho thoạt nhìn giống như là thi thể kia mọc đầy những bọc mủ vậy.

(Đọc tới đây mà cứ thấy tê tê gáy, kinh vãi!!!!!!!!!!!)

Lão cha tôi nhìn vài lần liền buồn nôn, gần như muốn ngất đi được, lập tức nghiêng ngả lảo đảo, cũng không quan tâm tới cái gì là trưởng tôn lễ nghi, chạy thẳng một mạch ra khỏi từ đường vào trong sân ói thốc ói tháo. Tôi cũng hoàn toàn tê dại, chỉ cảm thấy cả người như nổ tung, có đánh cũng không động đậy nổi.

Thi thể hiện ra một tư thế vô cùng kỳ quái, hai tay khum lại, rõ ràng là lúc chết không được bình thản, tôi nhìn thấy miệng thi thể mở lớn, bên trong gần như toàn bộ là ốc, chỉ cảm thấy miệng mình cực không thoải mái.

Ông bác họ cầm đũa gắp ra một con, chúng tôi ai nấy đều nhìn rõ là nắp của nó khép lại, lập tức cảm giác lạnh cả người: tất cả những con ốc ở đây đều còn sống.

Chúng nó sống thế nào được, con mẹ nó chứ, cho dù là có ăn thi thể này thì cũng đâu có đủ dưỡng khí mà sống chứ. Hơn nữa là cái thứ nước đục ngầu này có khả năng còn có độc.

Trầm mặc lúc lâu, ông bác họ liền đem con ốc kia vứt vào đống tro. Sau nói với người đối diện: "Lão Tứ Đầu, nếu không hay cho người gọi Ngô Tam Tỉnh và Tào Nhị Đao Tử vào đi."

Lão Tứ Đầu sửng sốt: "Vì cái gì chứ, bác à, hai tên này đáng ra không được mà."

Ông bác họ đáp: "Bảo bọn chúng vào mà xem, nếu không ta cũng không biết làm sao cho chúng tin tưởng rằng lão tổ tông để lại cho con cháu một quan tài ốc thế này. Nếu chúng nó muốn tranh nhau thì bảo mỗi đứa đi mà mang một mâm về.". Nói xong đem chiếc đũa vứt vào trong chậu than, đi ra trước linh vị quỳ xuống, dâng hương lên.

Chương 12:Thương lượng

Chuyện về sau tôi không hiểu nhiều lắm, vì chú Ba cùng người tên Tào Nhị Đao Tử kia gần như đã dẫn người tiến vào, hiện trường lại thành một đống hỗn loạn, ông bác họ tức tới thiếu chút nữa thì hộc máu. Chú Hai bảo tôi trước đỡ lão cha về, không cần suy nghĩ nữa.

Tôi vừa thấy sự tình hoàn toàn không thể khống chế được liền lập tức rời đi, vừa bước ra khỏi từ đường nhìn cảnh bên ngoài cũng thật rối rắm, rõ ràng là bọn họ vừa trải qua một trận quần thảo.

Chuyện này gây ra ồn ào huyên náo, mãi cho tới buổi sáng ngày hôm sau tôi mới nhìn tới chú Ba, đầu chú bị thương phải băng gạc, đang ngồi xổm ở cửa ăn điểm tâm. Tôi liền mang phần của mình qua đó cùng ngồi xuống hỏi chú tình hình về sau thế nào.

Chú Ba lúc ấy đang ăn cháo bánh bao, lập tức mắng ầm lên, cái con bà nó rất là xui mà, không ngờ trong quan cái gì cũng không có, hại chú và Tào Nhị Đao Tử đầu đều bị thương. Con mẹ nó đúng thật là đều là người một nhà bất hảo hạ sát thủ, không thì chú đã chẳng để mình phải thua thiệt.

Tôi nói chú cũng tham quá, đây không phải là phần mộ tổ tiên nhà mình sao, thế mà chú cũng không buông tha cho.

Chú Ba mắng: "Mày thì biết cái gì, chú Ba mày đây còn không phải vì sĩ diện của lão cha mày mà đứng ra sao, con mẹ nó nếu không lão tử đi lại làm sao trong thôn này nữa, lão cha mày là tộc trưởng mà cứ ngây ngây ngô ngô, huống hồ, Tào Nhị Đao Tử kia đã sớm ngứa mắt chú Ba mày rồi, lão tử thấy phần của hắn đã không thèm tính toán so đo, chó má, nhà chúng ta sao không đá quách hắn đi, con mẹ nó, hắn còn đòi tới tranh giành này nọ, muốn nói kia là phần mộ tổ tiên, tao có chôn cũng không tới phiên hắn, hắn muốn chôn thì đi chôn trong nhà xí bên cạnh ấy."

Chú Ba mắng hai tiếng, giọng chú Hai liền từ trong phòng truyền tới, chú mắng: "Cậu mắng cái gì cháu nó chứ, cái gì mà vì lão đại, cậu mà có tâm tính này sao? Cậu còn không biết lão đại chúng ta sợ nhất là rơi vào trường hợp này?". Nói xong chú Hai bưng một cái ghế tựa bằng trúc đi ra, chú Hai quả nhiên giống như tiên nhân hạ phàm vậy, dậy sớm, ăn cũng ít, vừa mới luyện xong thái cực quyền, giờ an vị ngồi trên ghế bên cạnh chúng tôi cho gà ăn.

(Cho em nói một câu thôi: em thích nhà Ngô Tà lắm, ai cũng dễ thương hết >__< )

Chú Ba nhìn chú Hai không còn cách nào khác, chỉ đành nói thầm một câu: "Khiến lão tử đi chuyến này, chính là không để phải chịu thiệt trước mặt người khác, nói lại thì đồ tốt trong quan tài kia ở đâu chứ? Lão tử còn tưởng rằng lúc ấy rối loạn, thật sự có cái gì giấu phía dưới, không ngờ chỉ là một lũ ốc thối."

Tôi biết chú Hai đã gặp nhiều rồi, liền hỏi chú: "Chú Hai à, chú đọc nhiều sách vậy, trước từng nghe qua việc như này chưa?"

Chú Hai thu cám lại, ngẫm nghĩ một lát mới nói: "Mày đừng hỏi, chuyện này thực tình đúng là không phải lần đầu tiên, chú còn nhớ rõ trên núi Phượng Hoàng ở Hàng Châu từng đào ra một khu cổ mộ, là của một trong năm thái giám thời Nam Tống. Bên trong có cả một ao cá, ngũ sắc rực rỡ, nghe nói là ao cũng bị phong bế, sau này còn có người ăn một con, kết quả chết bất đắc kỳ tử.". Chú nhíu mày, vội quay sang mấy con gà kêu quang quác: "Có điều là, đó là trong mộ thất là còn có thể, chứ ở trong quan tài như này thì thực sự chưa từng xảy ra."

Tôi nhìn sang chú Ba, hỏi chú đổ đấu có từng gặp qua như vậy chưa, chú cũng lắc đầu: "Nào có thường xuyên đụng tới chuyện này đâu chứ, ông giời có vẻ thích đùa, đừng nghĩ nữa, coi như không biết đi. Chú ở trong đấu còn gặp phải nhiều chuyện hơn, suy nghĩ nhiều thì chắc chú Ba mày sẽ thành nhà triết học mất.". Nói xong ám chỉ chú Hai một cái, ý bảo là chú Hai mày mới là biết nhiều thứ.

Tôi lại hỏi: "Sau thì sao, quan tài này thế nào?"

Chú Ba thở dài nói chú cũng muốn đi lắm, đầu lại bị Tào Nhị Đao Tử đánh, thi thể kia là một nữ nhân vô danh, chưa biết rõ thân phận, trước không thể hành động bừa bãi, "Người chết động tác rất không thoải mái, chú nghi là có lẽ bị khóa lại bên trong quan tài, chưa biết chừng là bị người hại chết."

"Hại chết sao?"

"Chính là bị người ta ép nhốt vào tới chết đuối, khi đó loại chuyện thế này có nhiều mà, ông bác nói có lẽ đúng, có thể là nha hoàn hoặc là một người thuốc (người cho dùng thuốc đông y nhiều).". Chú Ba thở dài, "mặc kệ nó, nhiều năm như vậy ai biết được chuyện gì xảy ra chứ."

"Vậy giờ bọn họ xử lý thế nào?"

"Rửa quan tài, bên trong rắc vôi, sau thì bỏ lại thi thể vào, ốc thì vớt hết ra, mời thêm cả đạo sĩ về tiến hành cúng tế nữa.". Chú Ba hung hăng húp một ngụm cháo, "Ông bác bảo là nếu thực sự không tra ra được liền cho nguyên táng lại, coi như không biết."

Chú Hai mặc kệ, vẫn tự mình cho gà ăn, một bên hậm hực nói: "Là mấy con ốc nước ngọt sao? Tưởng ông bác bảo cho cậu cầm về nấu ăn mà?"

"Cái quái, lão ấy muốn ăn thì cho lão ấy ăn, ăn chết cái lão bất tử đấy đi.". Chú Ba nói, "ngày hôm qua toàn bộ đều đổ hết xuống khe suối rồi, nhìn mà ghê lắm."

"Gì chứ, sao bọn họ lại làm thế!" Tôi ghê tởm nói, "ai mà dám xuống nước mò ốc ăn nữa?"

"Đạo sĩ kia nói phải phóng sinh, con mẹ nó chứ, chú có biện pháp sao." Chú Ba mắng một tiếng.

Lúc này trong sân có một người vừa tới, chạy thẳng tới trước mặt tôi, vội vã hỏi: "Lão cha cậu đâu?"

Lão cha tôi bị kích thích, vẫn còn trì trệ lắm, tôi chưa kịp trả lời thì chú Ba đã đá người kia một cước, nói: "Hắc Bì, chuyện gì?"

"Ông bác bảo cha Ngô Tà lập tức tới bên dòng suối, con mẹ nó, hình như trong đó có xảy ra chuyện gì ấy."

Chương 13: Dòng suối nhỏ

Nơi mà dòng suối kia chảy qua chính là một thửa ruộng hình cát (噶) thuộc một phần của thôn, thôn nằm ở phần nửa hình tròn tính từ trung tâm, vào thời điểm trời mưa sẽ giống như là có ai đó đổ nước từ bên trên xuống, nên con suối lúc ấy rất lớn, nhưng thời gian gần đây nước lại cạn, đại khái là chỉ tới đầu gối, đáy suối tất cả đều là loạn thạch, mấy năm trước còn có rất nhiều người tới đây lấy cát, ngay cả đá cuội nhỏ cũng đều bị đem đi bán. Cho nên hiện tại bên dưới chỉ còn những khối đá to bằng chậu rửa mặt, bên trên phủ một tầng rêu xanh biếc.

Tuy rằng trong thôn có hệ thống cung cấp nước sạch, nhưng nước suối ở đây vẫn là nơi để dội bồn cầu, giặt quần áo và tắm rửa, độ sạch của nước tùy thuộc vào việc số lượng người sử dụng nó ở thượng du, tôi từng có lần đi bơi ở đây "vô tình" trông thấy một "vật thể lạ" trôi qua trước mặt mình :D . Cho nên tuy rằng nước suối trong suốt, người ở thành thị sẽ nhìn không thấy vấn đề nhưng tôi lại chẳng mấy hảo cảm với nó.

Lão cha tôi chắc chắn là không thể đi được, Tiểu Hắc nói vậy thì biết làm sao bây giờ, ông bác họ đã sốt ruột giục cuống quýt, mà chúng tôi cũng vẫn còn quan tâm tới việc này, chú Ba và tôi lập tức ném bát cháo sang một bên rồi chạy tới bên dòng suối kia xem, khiến cho đàn gà của chú Hai sợ bay tán loạn.

Làng rất nhỏ, chạy vài bước là tới, hiện tại là thời điểm mực nước xuống thấp, những phiến đá to phô bày ra bên dòng suối, người của ông bác họ đều đã ở đây, vây quanh khá đông. Thấy chúng tôi chạy gần tới nơi, ông bác hỏi tôi:

"Cha mày đâu rồi?"

Tôi đáp là cha còn chưa tỉnh, chú Ba vừa tới lập tức đẩy đoàn người nhòm xuống dưới suối quan sát, vừa hỏi: "Làm sao vậy? Làm sao vậy? Dưới suối có cái gì thế?"

Những người kia đều tái xanh mặt, ông bác họ chỉ vào một tảng đá lớn trong nước, "Mấy đứa đứng ra kia, nhìn vào trong nước liền biết ngay thôi."

Giữa tảng đá lớn kia ngoi lên mặt nước, chỗ đó có thể đứng vừa được vài người, bên trên có một người đang nhoài người ra nhìn, tôi và chú Ba nhảy qua, cũng bắt chước người kia nằm xuống, đưa mắt xuống nước quan sát.

Nước trong suốt vô cùng, đáy nước có cái gì cũng rất nhanh liền thấy rõ ràng được, tôi vừa nhìn, nhất thời toàn thân toát mồ hôi lạnh. Chú Ba cũng mắng một tiếng.

Chỉ thấy dưới hòn đá nơi đáy nước kia, chi chít bám đầy những ốc là ốc, trắng đen sặc sỡ, khiến người ta kinh ngạc là lũ ốc này không bám một cách bất quy tắc dưới đáy nước, mà chúng tụ lại thành một hình dạng quỷ dị khó tả.

Hình dạng đó, thoạt nhìn thì như một bóng người đang muốn leo lên trên bờ vậy.

"Mẹ nó, là thằng nào làm". Chú Ba lập tức nổi cáu, đại khái chú cho rằng đây là một trò đùa bỡn.

"Thằng nào làm sao?". Ông bác họ ở trên bờ tự nhiên cười khẩy nói, "không phải chính do mày làm sao?"

"Thối lắm!". Chú Ba nhảy lại lên bờ.

"Nếu như không phải là Ngô Tam Tỉnh mày thần thông quảng đại làm ra như vậy, thì đây cũng chẳng phải do người ra tay.". Ông bác họ âm trầm nói: "bọn ta ngồi xổm tới mòn người ở đây ba tiếng, thế mà cái hình dạng kia một chút cũng không phân tán ra."

Chương 14:Bóng đen

Chú Ba im lặng một lúc, lại quay đầu nhìn xuống cái bóng kia, cảm giác thấy vừa rồi mình tức giận có phần hơi mất mặt, đành nói lảng sang chuyện khác, "Quái nhờ, cái thứ quỷ này là ai phát hiện?"

Mọi người đưa mắt cho nhau, cuối cùng tới một thằng nhóc, tôi nhận ra nó, nó tên Ngô Song Đản, lúc trước tôi có hỏi thằng bé sao cha lại đặt cho mày cái tên như thế, nó nói cha nó tên Ngô Nhất Căn (một cây ngô), chắc là cha nó muốn trả thù ông nội nó :D . Thằng bé bị sợ tới mặt mũi trắng bệch, nói cũng không nên lời.

Bên cạnh có người thuật lại qua mọi chuyện cho chúng tôi, hóa ra là thằng nhóc kia đang chạy quanh đây kiếm tảng đá về cho cha nó sửa bếp lò, đang tìm thì buồn tiểu quá, thằng nhóc nghịch ngợm nhảy luôn lên hòn đá kia mà cẩu xuống, trong lúc đang tiểu thì nhìn thấy.

Chú Ba nhìn thằng nhóc, lại hỏi nó: "Mày đi tiểu vào lúc nào?"

Thằng nhóc kia không để ý chú Ba hỏi, cả người chỉ run bần bật, mắt dán chặt vào tảng đá kia, dường như là sợ muốn chết.

Chú Ba hỏi lại một tiếng mà nó vẫn y như thế, không nghe hiểu chút nào, đành quay ra hỏi người bên cạnh: "Nó sợ cái gì vậy?"

Người kia sắc mặt cũng tái xanh, chỉ chỉ đàn ốc dưới tảng đá kia đáp: "Nó nói với chúng tôi là, "nó" động đậy, so với lúc nó thấy vừa nãy thì thứ kia đã bò lên một chút rồi!"

Lúc đó có một bầu không khí kinh hoàng bao phủ lấy chúng tôi, tôi thấy ngón tay của ông bác họ cũng run lên nhè nhẹ.

Trầm mặc một lúc lâu, chú Ba liền mắng một tiếng, từ trên bờ cầm lên một nhánh cây rồi thọc vào trong nước, cố sức quấy, toàn bộ đám ốc bám trên tảng đá bị cuốn theo, gảy chán sau đó chú trở về rống lên một tiếng: "sợ cái gì, chúng ta là ai chứ, lại còn sợ bị lũ ốc ngâm tương này giết chết sao?"

Nhìn người kia không còn tình trạng quỷ dị nữa, quả nhiên tất cả mọi người đã thở phào nhẹ nhõm, chú Ba gọi một thủ hạ trong những người đang đứng vây lại xem, chú có nói gì đó, sau đó lại nói với những người khác: "Về đi, về đi! Đừng xem nữa, về mà lấy mâm qua xúc lên xem cho đủ :D ." (Chú chỉ được cái hài hước chả ai bằng :v )

Người vây xem hậm hực mà giải tán, chú Ba liền đi tới trước mặt ông bác họ, nhẹ giọng nói với ông ta: "Ông bác, ông tin tôi chứ?"

Ông bác họ nhíu mày nhìn chú Ba: "Thằng này mày muốn làm gì."

"Chuyện này con mẹ nó -- ông cứ giao cho tôi xử lý được không, lão đại nhà tôi không làm được chuyện như này, ông lại không có thủ hạ gì, còn tiếp tục như vậy sợ rằng toàn thôn ai cũng biết."

Ông bác họ hiển nhiên kiêng kỵ điểm này, sầm mặt nghĩ, một lúc lâu sau mới gật đầu: "Đừng có giở trò với lão, bằng không tiểu tử mày chết còn thảm hơn so với lũ ốc kia."

Chú Ba nói phui phủi cái mồm ông, nhìn lại suối nước, hỏi "Phần mộ tổ tiên di dời sẽ hạ táng lúc nào?"

Ông bác đáp: "Còn có ba ngày."

"Đừng kéo dài nữa, ngày mai hạ táng luôn đi, cho lão đạo sĩ kia ít tiền vào, để hắn sửa lại ngày." Chú Ba vỗ vỗ bờ vai của ông bác: "mẹ nó việc này coi như xong."

Ông bác họ gật đầu, "Ta có cân nhắc rồi. Mà mày định làm như thế nào?"

Chú Ba nói: "Cái khe suối này tôi sẽ bảo thủ hạ trông chừng, chờ lát nữa tôi đi mua một ít "bột chống ốc" về, xử lý hết cái đám ốc này đi."

Nói xong chú Ba liền gọi tôi theo, bảo là muốn đi vào thành phố mua ít đồ. Để tôi lái xe cho chú.

Tôi vội vã bám chân ngay, sau có hỏi: "Chú à, chuyện này khó nhằn quá, rốt cuộc là đã xảy ra cái gì vậy?"

Chú Ba xua tay bảo tôi đừng nói gì nữa, lên xe, chú lập tức nheo mắt nói với tôi: "Con bà nhà lão, chúng ta chắc đã nhầm rồi."

"Nhầm cái gì?"

"Thừa một cỗ quan tài, chỉ sợ là không phải để táng người chết, cái được chôn chính là lũ ốc này?"

"A, vì sao chứ?"

"Làm sao lão tử biết được.". Chú Ba cau mày, "con mẹ nó, chú sợ đã xảy ra chuyện, bất kể có thế nào, trước nhất vẫn là diệt hết bọn ốc này đã."

Chương 15:Giết

Tôi chở chú Ba tới một quán bán nông dược trong trấn, mua loại thuốc chuyên diệt ốc, đắt chết người lên được, chú Ba lại không mang theo tiền, vẫn là tôi trả hết.

Chúng tôi trở lại thôn khi trời chiều đã ngả về tây, đi tới ghềnh nước, quả nhiên là có người của chú Ba ở đó, có điều là lũ ốc kia dường như không còn tụ lại nữa, tìm một lúc một con cũng không thấy, chẳng biết đã trốn đâu hết cả.

Chú Ba mặc kệ, vẫn phân cho mỗi người một ít thuốc đem đi rắc, làm xong thì trời cũng đã tối, chú Ba nói: "Được, sang năm người ở đây chẳng có ốc mà ăn nữa rồi."

Tôi thầm nhủ: "Cả đời này mình sẽ không ăn ốc nữa."

Chúng tôi quay về nhà ngủ, ngày hôm nay quả có hơi mệt, ngồi xe mấy tiếng đồng hồ, hơn nữa con Kim Bôi của tôi đã lâu rồi không được bảo dưỡng, phanh hình như có chút vấn đề, lúc khởi động đặc biệt mệt. Tôi nhanh chóng nằm xuống.

Sắp tới tôi còn suy nghĩ ngày mai sẽ phát sinh những chuyện gì, vì lũ ốc kia tụ lại thành một hình dạng quỷ dị như vậy, chẳng lẽ có thứ ma quái gì hỗ trợ bọn chúng nữa. Trong lúc nửa mê nửa tỉnh đầu tôi tất cả đều là hình ảnh của cái bóng kia, rồi cảnh lũ ốc từ trong khe suối bò ra, bò thẳng tới trước giường của tôi.

(Kể tiếp đi anh, rồi chúng nó làm gì anh :D )

Ngủ mà còn mệt hơn là không ngủ, tưởng tỉnh lại rồi nhưng hóa ra là chưa tỉnh, mãi cho tới hơn ba giờ, tôi rốt cục cũng bị buồn tiểu mà dậy.

Nhà vệ sinh công cộng ở nông thôn thì không thể tới được, chỉ có mỗi một cái bô, tôi không thể nhịn hơn được nữa, nhưng cũng không thể ngửi được cái thứ mùi này, mà trong phòng của tôi lại chẳng có WC, thành ra phải chạy ra bãi trống ngoài cửa để gửi tình yêu vào đất. Lúc trở về, tôi bỗng nhiên phát hiện cửa phòng chú Ba mở ra, bên trong vẫn sáng đèn.

Gió lạnh thổi khiến tôi rất tỉnh táo, trong lòng tự hỏi chú Ba còn làm gì vào giờ này, tôi bước vào trong phòng nhìn một cái, liền thấy bên trong không có ai, hơn nữa cũng không có áo treo ở đấy, hình như là vội vã rời đi. Tôi hậm hực trở về phòng, trong tích tắc, bỗng có cảm giác ở đâu đó có người nhìn mình.

Tôi không phải người có thần kinh nhạy cảm, sở dĩ có cảm giác này là vì tôi khẳng định là trong chớp mắt vừa rồi, mình có nhìn thấy cái gì đó.

Nhưng tất cả những thứ trong căn phòng cũ kỹ này tôi đều không quen thuộc, tôi nhìn lại một chút, cũng không biết là vì cái gì mà khiến tôi gặp ảo giác ấy nữa.

Nhìn vài lần không khỏi hậm hực, thầm chửi con mịa nó, hôm nay thực lắm chuyện làm mình đau đầu, thế mới nói những chuyện thần thần quỷ quỷ này rất dễ khiến người ta bị tẩu hỏa nhập ma, hình như đó là đặc thù của nó.

Tôi nằm xuống ngủ tiếp, vừa khó chịu, hiện tinh thần hơi tỉnh táo, trong thời gian ngắn chắc không ngủ ngay được, tôi đi tắt đèn rồi đeo tai nghe lên mở mp3.

Nhưng kỳ quái ở chỗ tôi nằm một lúc, tổng cảm vẫn thấy như có gì đó không đúng, cả người không được tự nhiên, vẫn như là có người đang nhìn mình. Cảm giác này không quá mãnh liệt, nhưng vô cùng khó chịu, không xua nó đi được.

Cuối cùng tôi chịu không nổi, tắt mp3 đi rồi ngồi dậy vừa mát xa huyệt thái dương, vừa hít sâu, muốn bản thân bình tĩnh lại.

Cái này quả nhiên có tác dụng, đại khái là hít thở khoảng mười phút, toàn thân tôi dần dần ổn định lại, tuy rằng cái cảm giác kia vẫn tồn tại, nhưng chúng không còn phiền toái như trước nữa. Tôi dùng sức xoa xoa mặt một chút, liền cảm giác bản thân mình không cần ngủ nữa, theo kinh nghiệm thì tối hôm nay có ngủ cũng sẽ không thoải mái gì, hay là cứ đợi cho tới khi trời sáng, rồi chịu thêm chút nữa tới trưa ngủ bù cũng được.

Nghĩ tới đây tôi lại cân nhắc tới việc chú đi đâu sớm vậy chứ, nhìn vào đồng hồ đeo tay của mình thấy còn chưa tới bốn giờ, con mẹ nó, chẳng lẽ là đi bồi chú Hai đánh thái cực sao. Chú cũng sớm qua đi. Tôi ngáp một cái đầu theo phản xạ quay ra cửa sổ nhìn.

Vừa xem da đầu tôi liền tê đi, tim gần như ngừng lại.

Tôi thấy trên cửa sổ phòng mình, có một bóng đen nằm đó.

Một bóng người-

( Uầy, ghê quá đi anh ơi )

Chương 16:Xem xét

Lúc đó tôi không biết là qua bao lâu, nhìn tới bóng đen kia, lại trong hoàn cảnh đột ngột trông thấy như vậy, lông tóc cả người liền dựng đứng, không khống chế được phản ứng lập tức hét lớn lên.

Hét hai tiếng chú Hai đã thấy chạy tới, chú mặc một thân quần áo chuẩn bị luyện thái cực, lao vào phòng tôi hỏi có chuyện gì vậy. Tôi chỉ vào cửa sổ miệng lắp bắp: "Bóng- bóng người!"

(Anh thế này mà dám chui xuống đấu, :D )

Chú Hai nhìn qua cũng hoảng sợ, có điều chú phản ứng so với tôi nhanh hơn, lập tức liền lao tới, mở tung cửa sổ, nhảy ra bên ngoài, kêu lên:

"Ai!"

Tôi cũng mặc quần áo chạy theo, vừa thấy lại phát hiện ngoài cửa sổ không có gì cả, bên ngoài là sân lớn phơi thóc, ánh sáng màu xanh của đèn đường soi sáng một vùng lớn, nhưng tuyệt đối không có ai.

Chú Hai tiếp tục ở bệ cửa sổ nhìn quanh bốn phía, có điểm khó tin, bởi vì cho dù có là người chạy, ít nhất cũng sẽ có động tĩnh. Lúc này, chú ừ một tiếng, lùi về đồng thời nhìn lại tay mình, tôi thấy trên tay chú ươn ướt.

Lại nhìn lên bệ cửa, không hiểu sao trên đó tất cả đều là nước, tôi bỗng có một dự cảm không rõ, lập tức kéo cánh cửa sổ lại, vừa thấy, cái đệch, trên tấm thủy tinh phía bên ngoài cửa sổ, có bám đầy những con ốc trắng đen sặc sỡ!

Lại nhìn mặt ngoài cánh kia nữa, cũng thấy toàn bộ đều là chúng.

Tôi hít một ngụm khí lạnh thật dài, lập tức chạy ra bên ngoài, đóng cửa sổ lại, liền nhìn thấy lũ ốc này so với buổi sáng còn nhiều hơn, chi chít, tụ lại một chỗ, tạo thành một hình dạng quỷ dị, nhìn qua thấy chính là cái bóng người nằm úp trên cửa sổ của tôi, như đang nhòm vào quan sát bên trong.

Tôi lạnh cả người, chỉ cảm thấy một nỗi sợ hãi cực độ chạy dọc thân mình. Chú Hai mặt cũng trắng bệch, một câu cũng nói không nên lời.

Chân tôi bắt đầu run, hít sâu vài hơi mới có thể mở lời, hỏi chú: "Chú Hai, đây rốt cục là cái gì?"

Chú Hai nói qua kẽ răng một câu: "Chú không biết."

"Chúng ta nên làm gì bây giờ?"

Chú Hai không trả lời tôi, mà lại lấy ra điện thoại di động, gọi một cuộc. Trong đầu tôi trống rỗng hết, một chút cũng không nghe rõ chú đang nói cái gì, chỉ biết là chú gọi cho chú Ba.

Chỉ một lát sau, chú Ba liền chạy từ bên ngoài về. Hóa ra là chú nửa đêm cùng thủ hạ ra suối kia trực, rắc thuốc suốt từ chiều tới tối mà không có con ốc nào ngoi lên, chú sợ là suối nước rộng, thuốc này cũng vô dụng, lũ ốc có thể buổi tối sẽ tụ lại, thế nên phải ở bên cạnh đó tuần tra.

Chú mang theo vài thủ hạ, chạy tới hỏi chúng tôi cái gì vậy, lại trực tiếp nhìn lên trên cửa sổ. Vừa trông thấy mặt chú cũng lập tức trắng bệch.

Thủ hạ bên cạnh liền hỏi: "Thế quái nào, bọn chúng nó chui từ đâu ra vậy?"

Chú Ba không trả lời hắn, mà lập tức cầm một cái cào thóc lên cào, lũ ốc bám trên cửa sổ rơi xuống.

Ốc rất nhiều, khiến tôi chỉ biết nghẹn họng nhìn trân trối, cào tới khi trên đất được một đống, từng vốc từng vốc, tôi trước đây có thời gian ăn ốc, sao chưa bao giờ cảm thấy thứ này ghê tởm như vậy.

Sau khi gạt hết chúng xuống, chú Ba quấy vài cái trên mặt đất, "Còn ướt, ra khỏi nước chưa lâu. Mấy đứa các ngươi đi tìm xem quanh đây có nguồn nước nào không."

Thủ hạ của chú lập tức tản ra bốn phía tìm tòi, mới đi chưa được vài bước, chú Hai liền nói: "Không cần tìm nữa, là từ nơi đó."

Chúng tôi chuyển hướng nhìn theo chỗ chú chỉ, liền phát hiện được dưới chân tường có một cái rãnh nước, thông với bên trong đường cống ngầm.

Hệ thống thủy lợi của nông thôn vô cùng đơn giản, không khác lắm so với hệ thống tưới ruộng, tất cả nước thải sinh hoạt đều chảy vào trong con suối đó, vì vậy mà cống ngầm cùng với khe suối thông nhau. Trên thực tế, tất cả mọi cống thoát nước đều thông tới khe suối hết. Chú Hai nói: "Cậu xem mỗi khi trời mưa, rãnh nước này đều rất ẩm ướt, nhất định là chúng bò lên từ trong cống này."

"Con mẹ nó, thảo nào lão tử không thấy một con ốc chết mịa nào cả, hóa ra là chúng nó trốn vào trong cống hết.". Chú Ba mắng một tiếng.

"Xử lý sao đây?". Một thủ hạ hỏi.

"Giết hết đi!". Chú Ba lập tức nói, dứt lời liền cầm cào đập vào lũ ốc lổm ngổm trên mặt đất, thủ hạ của chú cũng hỗ trợ, đi đem cái gì đó tới, ngay lúc đó chú Hai liền ngăn bọn họ lại.

"Anh làm gì vậy?". Chú Ba hỏi.

Chú Hai giải thích: "Cậu làm vậy vô dụng thôi.". Nói xong lật nắp cống lên, chúng tôi vừa nhìn, chỉ thấy trong cống toàn bộ đều là ốc.

Chương 17:Chú Hai

(Chú Hai thần thám lên sàn, bắt đầu phá án :D )

Sáu giờ sớm hôm sau, tất cả chúng tôi đều tập trung ở từ đường, ông bác họ cùng mấy lão nhân biết rõ tình hình cũng được mời tới.

Cống ngầm bị chú Ba dùng đá nhét vào, sau đó đổ trấu và xi măng trắng lên, trừ chỗ đó ra tất cả những lỗ hổng thông xuống nước đều đã bị chú Ba chặn kín. Lũ ốc bị xúc sang một bên, đập nát rồi dùng lửa thiêu.

Mùa đông sắc trời không được sáng, chỉ có chút màu ảm đạm, chín cỗ quan tài cúng bái hành lễ đều đã làm xong, buổi trưa hôm nay sẽ có thể hạ táng, nhưng so với nghi thức long trọng lúc trước giờ hoàn toàn không quan trọng nữa, chúng tôi vây xung quanh chậu than, chỉ cảm thấy một bầu không khí âm trầm đầy lo lắng.

"Gã đạo sĩ nào đã ra lệnh phóng sinh lũ ốc kia, lão tử cầu cho hắn ngã xuống gầm cầu chết đuối luôn đi.". Chú Ba oán hận nói.

Ông bác họ hừ lạnh một tiếng, "Giờ mày có bắt hắn nhảy cầu chết đuối cũng vô dụng.". Ông bác ho vài tiếng già nua, rõ ràng là ngủ không được ngon giấc: "sao không nghĩ xem rốt cục đang có chuyện gì xảy ra."

"Tôi thấy, con mẹ nó chuyện này ma quái lắm." Có một người nói.

"Mày gặp qua chuyện quỷ dị như này rồi sao?" Tào Nhị Đao Tử ở một bên châm chọc, "hay Tam Gia nhà mày chính là cái dạng đấy."

Người kia là thủ hạ của chú Ba, lập tức trừng mắt liếc hắn, "Mày thì biết cái gì, xuống con mẹ nó chỗ chết đi."

Ông bác họ phất tay cản hắn lại: "Được rồi, có rắm thì chờ chuyện này giải quyết xong rồi hãy phóng, lão tử không muốn nghe những lời vô ích này nữa."

Người kia liền rút tay lại, ông bác họ nói với chú Hai: "Ngô Nhị Bạch, mày là đầu sỏ chuyên môn, bình thường mày suy nghĩ rất thấu đáo, đừng có không nói lời nào như thế, mày chắc cũng thấy chuyện này có chút vấn đề mà."

Chú Hai chưa nói điều gì về chuyện này, hôm nay bị hỏi, không làm khác được đành nhíu mày đáp: "Cháu nói không đúng lắm, nhưng có điều cháu cảm giác chuyện này có thể là do người giở trò quỷ."

"Giở trò quỷ?" Ông bác họ lắc đầu, sau lại kể chuyện đám ốc bám lại thành hình quỷ dị ba giờ liền không tiêu tán ra nói: "Lão tử từng này tuổi rồi nhìn thấy, còn có thể là giả sao?"

"Mọi việc luôn có cách giải thích của nó. Hay đúng hơn là dù lớn dù nhỏ cũng có nguyên nhân." Chú Hai nói.

"Ai da, mày thử nói xem nào.". Ông bác họ có hứng thú nói.

"Ví dụ như bác chính là người giở trò quỷ kia, chuyện liền có thể giải thích." Chú Hai tiếp: "ai biết được bác nói thật hay giả, ốc kia ở nơi thôn dã này thì muốn bao nhiêu có bấy nhiêu."

Ông bác họ vỗ bàn nói: "Nói bậy."

"Chỉ là cháu lấy ví dụ thôi.". Chú Hai nói: "muốn giải thích thế nào cho rõ ràng, cháu cũng có thể nói là quỷ hồn nữ thi kia bám vào đám ốc, nói như nào chẳng được, chúng ta giờ muốn nghĩ tới việc này cũng coi như vô dụng thôi."

Tào Nhị Đao Tử nói: "Vậy chú nghĩ giờ chúng ta phải làm gì? Động viên toàn thôn diệt ốc sao?"

Chú Hai lắc đầu đáp: "Chúng ta phải làm, phải biết rõ ràng vì sao phần mộ tổ tiên lại sinh ra thêm một quan tài nữa, đây mới là mấu chốt vấn đề, biết được việc này tất sẽ hiểu mọi chuyện."

Ai nấy một mảnh trầm mặc, rõ ràng là chú Hai nói đúng rồi.

"Chuyện này sợ rằng rất khó, quan tài này rốt cuộc đã có từ lâu, lão nhân cũng mất vãn rồi, sợ rằng vĩnh viễn sẽ không thể hóa giải bí mật." Ông bác họ nói.

"Lẽ nào một người cũng không còn sao?" chú Hai hỏi.

"Hình như chết hết--"

Ông nói lời này, tôi bỗng nhiên cảm thấy quen quen, vừa nghĩ lập tức liền nhớ ngay ra: "Ông bác, ông nói trong làng có một lão nhân hơn 100 tuổi tên Từ A Cầm sao? Người này từng giúp chúng ta tu sửa từ đường ấy, chúng ta có thể qua hỏi ông ta xem,"

Ông bác họ vừa nghe mắt lập tức sáng ngời: "Đúng, còn Từ A Cầm", có điều hai đầu mày liền nhíu lại: "ta không biết tình hình lão ấy giờ ra sao, hơn 100 tuổi, chuyện hồi đó chắc gì đã nhớ được?"

"Từ A Cầm?". Chú Ba thì thầm một tiếng, hình như có chút ấn tượng.

"Chuyện này tất có kỳ quái, nếu như lão ta biết, nhất định sẽ lưu lại chút ấn tượng sâu sắc trong lòng." Chú Hai nói: "bất kể là nói ra sao, hiện cũng chỉ có thể chữa ngựa chết thành ngựa sống, cháu không muốn sau này khi nhìn thấy ốc bản thân phải bỏ chạy đâu."

Chương 18:A Cầm

Làng mà Từ A Cầm ở tên gọi là Triệu Sơn Độ, cũng ở bên cạnh khe núi, có điều là đoạn sơn khê bên kia vô cùng rộng, cho nên trước từng có một bến đò ở đó, sau này bắc cầu rồi thì bến đò trở thành hoang phế, nhưng cái tên Triệu Sơn Độ vẫn được sử dụng tiếp. Cầu kia cũng tương đối cổ, trên cầu tất cả đều là phù điêu cá trắm đen, nghe nói là vật trấn yểm cho con suối này, có người nói đầu cầu còn có tượng rùa đá, sau này bị người ta trộm mất.

Tôi lái xe Kim Bôi một đường nghe chú Hai nói những chuyện ngày trước, giảng tới chuyện con rùa đá, tôi thấy mặt chú Ba hơi đổi sắc, liền hỏi có phải chú làm không :D . Chú Ba nói ngại quá, không có kịp làm, theo chú biết, có thể là lão đại của ông nội tôi ra tay. Nếu không phải thế thì ngược lại cũng qua tay ông, vì hồi chú còn bé từng được nhìn qua thứ tương tự như vậy ở nhà.

Ông bác không đi theo, con Kim Bôi nhỏ bé của tôi không chứa được nhiều người như vậy, chỉ có chú Hai, chú Ba tôi và thêm một thủ hạ của chú Ba nữa.

Triệu Sơn Độ cách đây cũng không xa, đứng ở cửa thôn ngẩng đầu trông là có thể thấy được tòa miếu ở thượng du trên sườn núi của Triệu Sơn Độ, có điều lái xe thì khác, đường núi tương đối nhỏ, rất chi là thử thách tay lái của tôi, tôi chỉ chạy với tốc độ 20 không hơn, tới bên kia thì trời cũng sang trưa.

Lúc này đã tới giờ hạ táng phần mộ tổ tiên, tôi vốn không muốn tham gia, nên tôi mượn cớ làm tài xế để trốn, ông bác họ bên kia thì nói bát tự (ngày tháng năm sinh) của tôi phải kiêng, cuối cùng chỉ có một mình lão cha tôi tham gia, cha tôi hôm nay khí sắc đã khá, cũng may là được nghỉ vài ngày, không biết tới những chuyện xui xẻo kia.

Đến Triệu Sơn Độ, chúng tôi hỏi người, Từ A Cầm là lão nhân trăm tuổi, rất nổi danh, hỏi cái ra ngay, làng cũng không lớn, rất nhanh liền tới được nhà của ông ta.

Đó là một nhà gỗ có kết cấu vô cùng cũ nát, một nửa mái ngói đã không còn, dường như là phòng trên phòng dưới thông nhau, vào cửa thấy trong sân giăng thanh sắt phơi rất nhiều dưa muối, một lão già nhăn nheo núp ở cửa phơi nắng. Mặc một thân quần áo vải màu xanh nhạt, đội chiếc mũ nhung ngộ ngộ. Trên mặt đất còn có phơi một loại rau mà tôi không biết.

"Con mẹ nói, lão Nhị, ai bảo là ăn dưa muối đoản mệnh (chết sớm) chứ?". Chú Ba nói thầm.

"Gọi Nhị ca, không nên gọi anh là lão Nhị.". Chú Hai đáp.

(Nhà này cute voãi mòe :D )

Tôi nhịn cười, vừa bước theo bọn họ, lão nhân kia ngẩng đầu lên nhìn chúng tôi, rõ ràng là có chút kinh ngạc, khoảnh khắc ông ta ngẩng đầu tôi có trông thấy mặt ông, ngực liền lộp bộp một tiếng.

Tôi chưa từng thấy qua gương mặt nào già như vậy, cảm giác này không cách nào mà hình dung nổi, tôi đã gặp không ít những lão nhân, trăm tuổi cũng có, thế nhưng mặt của họ, tôi đều có thể tiếp thu được, nhưng gương mặt này, nó khiến tôi cảm giác có chút sợ hãi, già quá là già, già như vậy có phải chỉ mới một trăm tuổi không?

Chú Hai nói ra ý định tới đây, Từ A Cầm không có phản ứng gì, cũng không đứng lên, chỉ gật đầu, giật giật cặp môi không còn răng, dường như đang suy nghĩ, đợi hai phút sau ông cụ mới mở miệng (nói đúng kiểu giọng lão Trường Sa): "Chuyện lâu như vậy rồi, lão không biết có nhớ rõ không nữa."

"Làm phiền cụ ngẫm lại." Chú Hai nói.

"Mầy mua cho lão mấy cân rau muối, lão sẽ nghĩ ra." Từ A Cầm chỉ chỉ mớ dưa muối treo trên thanh sắt.

(Hahahahaha, cụ làm ăn chớp nhoáng :D )

Tôi, chú Hai và chú Ba đều sửng sốt, trong lòng tôi gào lên, đừng thấy người ta già cả, tư tưởng người ta vẫn minh mẫn lắm đấy. Chúng tôi nhìn nhau, chú Ba hỏi:

"Bao nhiêu tiền một cân?"

Chú Ba là đang nghĩ cách, chú nói đây có thể là một loại từ ngữ ám thị, kỳ thực ý là muốn tiền, đương nhiên giá cả không phải như vậy, mà sẽ đẩy lên rất cao. Đó cũng chính là một phương thức lừa đảo.

"Hai đồng một cân". ( :D )

Chúng tôi lại nhìn nhau, cảm giác ông cụ này thực sự chỉ muốn bán rau muối, chú Ba tôi nói được, vậy mua ba cân, lại bảo tôi bỏ tiền ra.

Lòng tôi thầm nói con mịa nó sao lại là cháu, nhưng nghiêm chỉnh thì không nói thế, lại sờ trong túi một lúc, kết quả lấy được toàn một trăm, chỉ có năm đồng lẻ ra, theo phản xạ tự nhiên tôi nói:

"Năm đồng ba cân nhé." (hahahahah)

Chú Ba đánh vào đầu tôi một chưởng, "Con mợ nó, đây là lúc nào rồi mà mày còn tâm tư mặc cả chứ.". Lập tức nhanh tay rút tờ một trăm đưa ra, "kính cụ, tôi mua hết, cụ nhớ nhanh cho."

Từ A Cầm run lập cập nhận tiền, xong quay về phía mặt trời rọi xuống, nói: "Chúng mầy vừa hỏi gì lão nhỉ?"

Chương 19:Thuật lại

Chú Hai lại đem vấn đề ra nói lại một lần, Từ A Cầm nghe mà rơi vào hồi tưởng, suy nghĩ thật lâu, chúng tôi đều cho là lão ngủ luôn rồi, sau lão lại ngẩng đầu lên, hỏi tôi: "Lẽ nào, chúng mầy là người của Ngô gia?"

Chú Hai gật đầu, Từ A Cầm thở dài nói: "Cũng đúng, chúng mầy cũng chỉ có thể tới hỏi lão, người biết chuyện này chỉ còn lại mình lão thôi."

"Cụ còn nhớ không?". Chú Ba vội hỏi.

Trên mặt Từ A Cầm lộ ra biểu tình rất khó hình dung, vỗ vỗ băng ghế dài ý bảo chúng tôi ngồi xuống, chú Hai và tôi ngồi xuống, còn chú Ba ngồi xổm, lão nhân kia lại run run rẩy rẩy châm thuốc lào rồi hít lấy hai cái, chậm rãi nói: "Lão nhớ không rõ lắm, chỉ nhớ kỹ được đại ý thôi."

(Tốc độ nói chuyện của Từ A Cầm rất chậm, hơn nữa trong mỗi câu nói lại dừng rất lâu, rõ ràng là tuy thính lực của lão vẫn chưa bị tổn hại gì lớn, nhưng đầu óc đúng là tương đối chậm chạp. Chúng tôi đều bình tĩnh, không ai thúc giục, vì chỉ cần giục một cái liền có thể khiến cho lão quên luôn nội dung tiếp theo.)

Ông cụ dừng một chút, nhìn ánh mặt trời mới nói: "Đó là khi lão ở thôn chúng mầy làm giúp việc, phụ Ngô gia sửa lại từ đường, lúc đó nghe một ông cụ trong thôn đó nói, mà lão ta thì chết lâu rồi, nhưng lão vẫn còn nợ ta sáu đồng chưa trả nữa." ( :D Cụ này trí nhớ siêu phàm thật )

Lúc đó là thời điểm cải cách ruộng đất vừa diễn ra, ai cũng không biết thay đổi như thế nào, bấy giờ thì Ngô gia bị phân thành phú nông, thuộc về giai cấp phải giáo dục lại, nhưng toàn quốc đều đang đánh giặc, hình như là vào năm ba mươi mấy, nghĩ lại chuyện này cũng thực đáng sợ, là chuyện của hơn sáu mươi năm trước, mà tôi cực nhọc ( :D ) sống tới giờ tổng cộng mới chỉ được hơn hai mươi cái xuân xanh.

Lúc đó sửa từ đường là việc tốn rất nhiều sức lao động, không giống như bây giờ, xây đông xây tây thế nào cũng được, khi đó chỉ là muốn mở rộng quy mô từ đường, giống với giờ xây thêm một cái tầng trệt, vì thế mà Ngô gia phải thuê thêm người làm, trước tiên là ở từ đường cũ nấu thịt.

Năm ấy có thịt ăn thì khác gì hoàng đế, cho nên không ít người tới, Từ A Cầm là người làm cũ rồi, và ngay lúc đó cũng rất quen với người của Ngô gia, bọn họ sau khi ăn xong liền ra quảng trường Độn Mao Thượng nghỉ ngơi phơi nắng, lúc ấy người tụ lại một chỗ, cùng nhau nói đông nói tây mấy chuyện nào là vợ ai ngực bự, nào là tường bao quả phụ nhà ai bị phá rớt, tán gẫu thao thao bất tuyệt tới nội tình mọi sự.

Từ A Cầm khi ấy là một người thành thật, chỉ biết lắng nghe, có ông già khoe khoang với bọn họ rằng mình biết vì sao Ngô gia lại giàu có được như vậy, là do phần mộ tổ tiên nhà đấy, chuyện thực không đơn giản.

Lúc mà lão tổ tông Ngô gia năm xưa phát đạt, mua lại nửa phần đất của làng này, xây một tòa nhà lớn liền bốn mặt sân, nhưng giàu có một đời liền sa sút, chiến tranh liên miên, có tiền cũng không dùng được. Tới khi xây mộ thì cũng chẳng khác gì những người trong thôn, chỉ có thể tìm một chỗ mà táng qua loa, không nghĩ là lúc đào mộ, hóa ra chỗ đất đó lại có một cái giếng cổ

Có ai biết được niên đại của cái giếng cổ đó là bao nhiêu đâu, trên giếng bị đè một tảng đá xanh lớn, bề mặt đá cũng khắc cái gì đó, nhưng người xem không hiểu là chữ gì. Bọn họ liền nhấc tảng đá ra, liền thấy đó là một cái giếng cạn, trong thành giếng bám đầy những xác ốc đã chết.

Chương 20:Vôi

Vỏ ốc số lượng rất nhiều, chi chít, một tầng lại một tầng, giống như u nhọt mọc ra trên vách đá. Ngô gia lão đại cảm thấy vô cùng kỳ quái, chỉ có điều chuyện này lại xem như là việc tốt, bởi vì giếng cổ được xây vô cùng rắn chắc, gạch này đào ra có thể dùng lại được, vậy cũng tiết kiệm rất nhiều chi tiêu, nếu như thừa lại còn bán lấy tiền nữa.

Vì chuyện này mà bọn họ dùng cuốc chim cạo hết lớp vôi hóa vỏ ốc bám bên trên đá xuống, vừa gạt một cái, ai nấy khi đó phát hiện ra bên dưới lũ ốc kia có bọc vài bộ hài cốt, bị vỏ ốc dính chặt vào với thành giếng, đã hoàn toàn vôi hóa.

Ly kỳ nhất là khi bọn họ cào tới chỗ sâu nhất của giếng lại có nước chảy ra, đào tiếp thì phát hiện bên trong còn có một khoang trống nữa, có một thấp thi giấu ở đó (thi thể ướt).

Cỗ thi thể này được bảo tồn vô cùng tốt, chỉ có điều là hơi bị ngâm nước, ngay cả da cũng sáng bóng, chỉ là màu da phát ra ánh xanh biếc, nhìn thì thấy đó là một cô gái cực trẻ tuổi, tư thế lõa thể, móng tay và tóc đều thật dài, móng còn cong lên nữa.

Chuyện này nói thế nào cũng rất bất thường, đào mộ lại thấy một giếng cổ, bên trong còn có cả xác chết, như vậy đây có phải là mộ hay không?

Bọn họ đoán rằng, thi thể cô gái này là của thời kỳ trước, có thể là ngã xuống giếng hoặc bị giết hại, không rõ là vì sao, lũ ốc kia chắc là vì tranh đoạt cái xác mục này mà tụ lại, có thể bởi vì trên thi thể có chất kịch độc, nên toàn bộ đều chết ở bên cạnh, kết quả tất nhiên tạo ra một cái "quan tài vỏ ốc". Chứa nữ thi ở bên trong.

Ngô gia lão đại hoàn toàn không thể làm gì được, đành phải đi tìm ngay một lão nhân vào lúc ấy, để hỏi xem bọn họ nên xử lý chuyện này như nào.

Nhưng ai cũng chưa từng thấy qua kiểu xác chết ấy, thi thể được đặt trong từ đường cũ, rất nhanh sau đó liền phân hủy, tìm người tới che nó lại cũng không được, hơn nữa loại mùi thối này không phải chỉ là mùi xác, tanh hôi, còn là một đống ốc bốc mùi nữa. Có người kiến nghị Ngô gia lão đại đi tìm thầy địa lý tới xem.

Thầy địa lý tên là Độc Nhãn Trầm, nghe nói vô cùng lợi hại, tới miệng giếng nhìn nhìn, lại không nói một lời, Ngô gia lão đại hỏi ông ta sao không nói gì cả, cuối cùng ông ta một đồng cũng không nhận liền rời đi, trước khi đi chỉ để lại cho Ngô gia lão đại một mảnh giấy.

Trong giấy viết cái gì thì không ai biết cả, người trong thôn chỉ biết là Ngô gia lão đại vẫn xây mộ tại chỗ kia, chôn cất Ngô lão gia, còn xác cổ kia thì về sau không rõ tung tích nữa.

Chuyện này ở trong thôn lan truyền rất lâu, dần dần có người nêu ra một ý kiến: làng Ngô gia được gọi là Mạo Sa Tỉnh, dường như cũng là do giếng mà thành tên (tỉnh có nghĩa là giếng). Truyện kể lại rằng nơi này trước đây là một vùng ruộng cạn, bởi vì có một cái giếng cho nên mới lập thành thôn, miệng giếng giống như mắt mệnh của thôn, Ngô gia lão đại đào được miệng giếng kia hẳn chính là cái giếng cổ trong truyền thuyết, phần mộ tổ tiên bọn họ đặt trên mắt mệnh của làng, chỗ tốt đó là Ngô gia chiếm hết.

Không phải độc nhất vô nhị thì gì đấy, tiếng tăm Ngô gia bắt đầu từ đó bỗng trở nên nổi như cồn, hình như là linh ứng với điều này.

Trở về từ Triệu Sơn Độ, trên xe chúng tôi cẩn thận suy nghĩ về truyền thuyết mà Từ A Cầm đã kể. Chú Hai tôi đối với phong thủy thì vô cùng tinh thông, tôi liền hỏi chú phần mộ nhà chúng ta có phong thủy thực sự tốt như vậy không?

Chú Hai bảo rằng điều này không còn thuộc về phạm vi phong thủy nữa, mày không nghe sao, đó là bởi vì nằm đè lên miệng giếng kia, ngày xưa còn có người tên Long Nhãn từng nói rằng, miệng giếng này có khả năng hợp với long mạch, loại long mạch ấy gọi là "tàng long", nhưng không thể nhìn ra được, Độc Nhãn Trầm kia lại có thể nhìn tới, vậy không phải đó là một thầy địa lý gì cả, đó chính xác là bậc thầy phong thủy rồi. Điều này tất nhiên không phải chuyện bình thường. Hơn nữa nói thật thì phong thủy của phần mộ tổ tiên chúng tôi thực chất cũng đúng một nửa.

"Vậy chú cảm thấy Độc Nhãn Trầm kia đã viết lại điều gì cho các cụ nhà mình vậy?"

"Chú cảm giác là thiên cơ bất khả lộ, mày tìm người khác mà luyên thuyên đi."

"Anh sao lại không đáng tin như vậy chứ, nếu thế, các cụ nhà mình khẳng định càng không thể hạ táng, lúc ấy ông ta nói là phá giếng, con mẹ nó nhất định là có người nói gì với ông ấy nữa.". Chú Ba lên tiếng.

Chú Hai gật đầu: "Nếu như chuyện này không phải trên phương diện đó, anh nghĩ e rằng sẽ phải là chuyện của xác người chết kia. Hay là cái giếng cơ bản là không liên quan, cái khiến thầy địa lý kia không dám nói chính là cái xác người chết. Tờ giấy ấy, có lẽ là viết về chuyện của người chết kia."

Tôi nhìn vẻ mặt kỳ quái của chú Hai, lại hỏi: "Chú có phải nhìn ra điều gì rồi không?"

"Đúng vậy, chú còn phải quay về xem gia phả nhà ta mới có thể biết được mình nghĩ đúng hay không.". Chú nói, "nếu như chú không đoán nhầm, vậy chúng ta thực sự đã phạm vào sai lầm rất lớn rồi."

Chương 21:Gia phả

Trở lại thôn, nghi thức đã hoàn thành, cỗ đậu hũ (cỗ chay á mọi người :D ) vẫn chưa giải tán, lão cha tôi và ông bác họ đang tiếp tục xử lý nốt mọi sự, chỉ có điều là cái chuyện quan trọng nhất kia, rốt cuộc cũng hoàn thành rồi. Còn lại vài bàn, phần lớn đều là đạo sĩ và gánh hát, khách tới ăn có yêu cầu bọn họ hát cho vui, giờ tới phiên bọn họ ăn cơm. Lão cha vẻ mặt uể oải, nhưng tinh thần vẫn còn tạm được, ông đang bồi mấy người bên gánh hát uống rượu, cũng không quan tâm tới bọn người chúng tôi, chỉ có ông bác họ thấy người vừa về liền ra đón, hỏi chúng tôi chuyện tiến triển sao rồi.

Chú Ba đem chuyện vừa rồi kể qua một lượt, ông bác họ cũng không phải hiểu hết được, chú Hai mới bảo ông cho xem gia phả, xong thì chú sẽ kể lại kỹ càng cho.

Gia phả có hai bản, một quyển là sao chép lại, ở trong nhà người thân chúng tôi, bản gốc vẫn để ở chỗ nhà nước, ông bác họ cáo từ mấy người trong bàn ăn kia rồi bảo chúng tôi đi theo.

Gia phả để trong rương Đàn Mộc dưới phòng ngủ của ông bác, khóa chặt lắm, đối với ông bác họ mà nói, thứ này tượng trưng cho địa vị của ông. Ghi chép trong gia phả cũ vô cùng đặc biệt, chúng tôi lật không ra, liền nhờ ông bác giúp chúng tôi giở, rất nhanh liền tới chi nhà chúng tôi.

Ngô gia lão thái gia (cụ ông), phần mộ tổ tiên là trong quan tài thứ nhất, chi trưởng của gia phả là từ trưởng tử, có điều là các nhánh khác lại không được như thế, phải tra một mạch mới có thể thấy được. Sau khi thấy rồi, trên cơ bản đều là từ Ngô gia lão thái gia mà tra xuống. Tôi thấy Ngô lão thái gia hiệu là "Tổ Nghĩa Công", trưởng tử ở trên thì hiệu là "Thiện Thành Công", dưới chữ Thiện Thành Công còn ghi một hàng nhỏ: Tỷ Hà có trưởng tử Vạn Cơ, con thứ Vạn Bá, con trai thứ ba Vạn Cùng.

Cũng chính là Ngô gia lão đại mà Từ A Cầm nhắc tới, hay còn là Thiện Thành Công, vợ của Thiện Thành Công là Hà thị, mà Thiện Thành Công lại có ba người con trai, trưởng tử là Ngô Vạn Cơ, con thứ là Ngô Vạn Bá, con trai thứ ba là Ngô Vạn Cùng.

Trong gia phả của Trung Quốc không có tên nữ nhân, vì vậy không biết vợ cả của Thiện Thành Công là bà nào, có điều là ở phía sau, có một chút ghi chép sơ lược về thành tích của họ, đại khái một tờ gì đấy, đơn giản là giới thiệu công trạng của người kia cùng với chuyện cưới xin, và chuyện sống chết. Chú Hai lật qua, tra thẳng tới Thiện Thành Công, chú nói Thiện Thành Công là người thứ hai trong chi nhà chúng ta, như vậy gia phả nhất định là ông ta sửa, tất nhiên cũng sẽ có tóm tắt sơ lược.

Vừa mở ra xem, quả nhiên là có, Thiện Thành Công cũng chính là Ngô gia A Đại đứng ra sửa phần mộ tổ tiên, có hai người vợ và ba người con trai. Chú Hai nhìn thật cẩn thận tên vợ của ông ta, thốt lên:

"Có"

Chúng tôi tới hỏi chuyện gì vậy, chú bảo mọi người nhìn xem, hai bà vợ này, người thứ nhất tên An thị, người thứ hai gọi là Hà thị. Sau đó lật về xem gia phả, ba con trai Thiện Thành Công tất cả đều là do Hà thị sinh ra.

Tôi nói, vậy thì bà cả không có sinh con, bà cả là vô sinh. Điều này cũng thực bình thường mà, lúc đó đâu đã có viện phụ sản Maria trị liệu các bệnh hiếm muộn chứ.

Chú Hai lại bảo ông bác đem danh sách ghi chép phần mộ tổ tiên ra, từ tốn giải thích: "Nhưng mọi người xem, trong phần mộ tổ tiên cùng với các quan tài hợp táng, không phải An thị mà là Hà thị. Kể cả có là vô sinh thì cũng không thể để vợ lẽ lên hạ táng thành bà cả được. Nhìn lại nữa, trong đây cũng có sơ lược về cuộc đời của Hà thị, bà ta là con gái thứ tư của Hà gia, chết lúc nào cũng được viết lại, nhưng bà cả là An thị, tại sao lại không thấy ghi chép gì. Trong xã hội phong kiến, tình hình như này không thể xảy ra được, nếu là Hà thị ỷ vào con trai mà ngang ngược, Ngô gia còn có trưởng tộc, không đời nào để cho bà ta làm chuyện phá lệ như vậy được, nếu bà ta phạm phải gia quy còn có thể bị trầm gian (cho cạo đầu bôi vôi thả bè trôi sông :D ) nữa. Thế nhưng chuyện này lại xảy ra, mọi người không thấy kỳ quái sao? Bà cả là An thị, hình như là một người tàng hình vậy, vô cùng thần bí.". Nói hay như tiên sinh dạy học vậy :D

Tôi nghe mà một chút khái niệm cũng không rút ra được, nghe tới mức to đầu, liền bảo chú ngừng lại, "Chú Hai chú nói đơn giản chút đi."

Chú Hai cầm một cây bút, ở mặt sau danh sách quan tài viết, vừa viết vừa nói: "Không biết mọi người có xem qua "lục mệnh thông hối" chưa, bên trong có một điển cố rằng, vào thời cổ đại còn có cách gọi khác. Trong đó có một câu như sau: an hài âm thị ám, ám tức là không có ánh sáng, không có ánh sáng nói cách khác chính là không minh bạch. An thị, hay còn gọi là người vô danh. Còn có người từng viết lại một câu thơ, là "khả liên mông thành giai An thị, sinh nhân hà tu hoài đông thổ."

(Đáng thương mê muội trong thành toàn người họ An, sinh ra không phải nghi ngờ đất trời đông)

Tôi hơi hiểu được ý tứ của chú, nhưng không tin là chú lại có ý này, ông bác họ và chú Ba vẫn chưa vỡ ra được, tôi liền nói: "Chú Hai, chẳng lẽ ý chú là bà cả họ An, không có tên? Sau đó, quan tài vô danh thừa ra kia chính là của bà cả họ An đó?"

Chú Hai gật đầu, ông bác họ liền hỏi: "Nhưng nữ thi trong quan tài, không giống như cách chôn cất bà cả chút nào."

Chú Hai nói mọi người phải nghe tôi nói hết đã, lại lật ra gia phả, tiếp lời: "Vào năm đó, làm sao có thể cho phép lấy một người phụ nữ không tên làm bà cả được chứ? Người phụ nữ họ An này sống, tương đối quỷ dị."

"Anh đừng quả quyết như thế, có thể nào là bà cả có tính đặc biệt khiêm tốn, bà ấy họ An thì không thể sinh con được sao?" chú Ba nói, "anh cũng chỉ là đoán mò, hơn nữa anh sao lại nghĩ ra cái phương diện này chứ? Tôi cũng nghe lão già kia nói, cơ bản là nghĩ không nổi được điều vừa rồi đâu."

Tôi cũng lấy làm lạ, chú Hai đã quá mức phóng đại rồi.

Chú Hai nói: "Đương nhiên là có lý do rồi, là anh chú ý tới những lời cuối cùng của ông ta kia."

Chương 22:Họ An

Chú Hai tựa vào sau ghế, một bên lật gia phả, một bên chậm rãi nói với chúng tôi: "Từ A Cầm nói, phần mộ tổ tiên nhà chúng ta lúc đó có đào ở chỗ giếng cổ, cuối cùng thì Thiện Thành Công cũng không hề đổi sang nơi khác, vẫn cho chôn tại vị trí đó. Hơn nữa chuyện cuối cùng này, có sự xuất hiện một một thầy địa lý cao tay nữa, về điểm này có chỗ không sao giải thích được. Nếu chỗ đó phong thủy thực bình thường, lại đào ra một xác chết, đó là nơi âm sát, vì sao Thiện Thành Công còn kiên trì ở lại mà không di dời vị trí mộ tổ tiên?"

"Thôn dân tung tin vịt về giếng thần này nọ hẳn không phải là vô căn cứ, Mạo Sa Tỉnh giống như là nói về một vùng ruộng cạn, làng cũ của chúng ta ngoại trừ có tiếng là thôn hạn hán, còn là nơi mất mùa nghiêm trọng nhất vùng, theo như cách nói của bọn họ, phần mộ tổ tiên chúng ta xây ở nơi như này không chết khô thì mới là lạ. Vì thế mà nơi chôn cất kia nhất định là một chỗ tốt, Thiện Thành Công nếu không vì có lợi mới kiên trì, thì chuyện hẳn là ngược lại, ông ấy bị ép buộc."

"Bị ép?"

"Đúng, đem mộ tổ tiên xây ở nơi như vậy, là chuyện bất đắc dĩ mà thôi, điều này tất nhiên có liên quan tới tờ giấy Độc Nhãn Trầm đưa cho, mà anh nghĩ vấn đề bất đắc dĩ ở chỗ, chính là trong giếng cổ lại đào ra được cái xác chết kia."

Ông bác họ nghe, rít một hơi thuốc lào, nói: "Vậy -", đang định nói gì lại thôi.

"Đối với chuyện này cháu cơ bản có thể xác định được, cho nên cháu mới bắt đầu lo lắng, dưới nhân tố ấy, tình huống có thể xảy ra nhất là gì, nghĩ tới nghĩ lui, cháu liền hiểu ra, cái nữ thi bị đám ốc bám vào kia là một ấm thi (thi thể chôn lâu rồi), mà lúc trước khi đào ra, tảng đá có khắc chữ chắn miệng giếng rõ ràng là dùng để phong bế nó lại, như vậy khối ấm thi này khả năng có vấn đề gì đó, khiến cho phải để ở bên trong. Mà nơi đây mấy đời trước đều có làn gió trộm mộ phát triển-"

Nghe tới đó, tôi bỗng hiểu ra, "Chú muốn nói là, Độc Nhãn Trầm cho rằng, khối xác cổ này không phải là bị hại chết, mà là-"

"Cả người xích lõa, không có bất kỳ món đồ trang sức hay ngọc ngà nào, rõ ràng là bị trộm lấy đi tất cả mọi thứ, sau đó ném vào trong giếng, hơn nữa bên ngoài còn có những hài cốt khác nữa, cái giếng kia khả năng chính là nơi thổ phu tử hủy thi. Hơn nữa, bọn họ có thể còn trộm cả đồ tươi sống, hay đúng ra là trộm của những người mới hạ táng."

Tôi lập tức gật đầu đồng ý, "Sâu sắc quá."

"Khối nữ thi này cả người phát màu xanh biếc, chết mà không cứng, nghi là có khi xác chết vùng dậy, chỉ sợ chôn cất một thời gian sẽ bò ra hại người", chú Hai tiếp: "ngay lúc đó thổ phu tử khả năng cũng nghĩ như vậy, cho nên vội vàng ném xuống giếng, dùng tảng đá thật to trấn miệng giếng rồi viết lên đó vài dòng cảnh cáo, giếng này bên trong chứa rất nhiều thi thể rữa nát, khiến cho lũ ốc ăn xác sinh sôi nảy nở, số lượng vô cùng nhiều, vì thế chúng tranh đoạt xác mới, kết quả bị thi độc làm cho chết, bao trùm ở bên ngoài thi thể, hình thành một quan tài kín, vì vậy mà khối nữ thi được bảo tồn nguyên vẹn - đương nhiên là đây cũng chỉ coi như phỏng đoán thôi.". Chú Hai nói vòng vo một hồi, "khảo cổ có vô vàn cách tiếp cận chân tướng, nhưng vĩnh viễn vẫn chỉ là suy đoán mà thôi."

"Mày nói tiếp đi". Ông bác họ gật đầu nói.

"Sau đó là tới vấn đề này, Thiện Thành Công phá cái giếng cổ ra, đào được xác chết kia đặt vào trong từ đường, nếu là người chết bình thường, có thể chỉ cần thiêu đi là hết, mồ mả là điềm xấu, ngược lại một điểm đó là vì sao lúc ấy bọn họ lại mời thầy địa lý, cháu nghĩ tất nhiên là cái xác chết kia cũng có xảy ra biến hóa không thể tưởng tượng được, khiến cho Thiện Thành Công khủng hoảng. Nghĩ tới đây, cháu liền phát hiện chiều hướng này có thể theo được.". Chú Hai xoa xoa huyệt thái dương: "Thầy địa lý thời bấy giờ chủ yếu đều là thần côn (người làm mấy nghề liên quan tới ma chay thì phải:D ), tất nhiên sẽ nhân cơ hội này muốn kiếm tiền, vì vậy mà cũng sẽ viện ra những lời quỷ dị mà nói dối."

"Từ A Cầm nói thầy địa lý kia không đòi tiền mà."

"Tập tục thời đó, mời thầy địa lý không phải trả thù lao, mà là tặng đồ, hiện còn rất nhiều thầy tướng số vẫn làm như vậy, nói không lấy tiền, nếu ngài thành tâm muốn cảm tạ ta, vậy ta sẽ lấy một món đồ bằng giá của ngài, ngài "đưa" nó cho ta. Lão cha mày lần trước cũng chính là bị người ta lừa mất một món như vậy, vì thế mà nói gì thì nói thầy địa lý sẽ không lỗ chút nào, tất nhiên là được tiền thì vẫn tốt hơn.". Chú Hai nói: "Vì vậy chú lo lắng, thầy địa lý đã xúi dại, chú ngẫm lại những trò mà mấy thần côn kia thường làm, thì tìm ra một cách nghe tương đối rợn người."

"Là cách gì? Lão Nhị anh nói thẳng ra được chưa? Con mịa nó, anh nói tốc độ như thái lão nhị kể truyện trong quán trà ấy vậy.". Chú Ba nói.

"Là âm hôn."

"Âm hôn?"

"Đúng, lấy chồng cho ma, thầy địa lý kia khẳng định là đã nói như này: Thiện Thành Công quấy nhiễu quỷ thi, khối nữ thi này xuất hiện dị trạng, tất nhiên là đã thành lệ quỷ, muốn bảo vệ gia đình bình an, chỉ có thể cưới khối nữ thi này, để cho cô ta một suất trong mộ phần, không thì toàn bộ thôn này sẽ có tai ương. Vì vậy dưới áp lực của một tộc trưởng, Thiện Thành Công mới bất đắc dĩ sửa lại phần mộ tổ tiên ngay tại chỗ cũ."

Tôi toát một thân mồ hôi lạnh, cảm giác có điểm ghê tởm, vài người đều không nói lên lời, cách một lúc sau chú Ba mới lên tiếng: "Cần động phòng không :D ?"

"Chúng ta không cần biết tới chi tiết này.". Chú Hai thản nhiên nói:" những suy đoán này của anh, sở dĩ là nhìn từ trong gia phả, có thể tìm được đầu mối chứng minh hay không, hiện tại xem ra ý tưởng này rất có khả năng. Vị An thị này, đoán chừng chính là xác chết trong giếng cổ. Cũng chính là xác trong quan tài vô danh, mà Hà thị tuy rằng là vợ lẽ, nhưng thực tế là vợ cả, sở dĩ hai cỗ quan tài đều phải nhập phần mộ tổ tiên, chuyện này quá mức tối nghĩa, vì thế-"

"Nếu như là tôi, tôi khẳng định cũng không muốn người khác biết.". Chú Ba nói.

"Nói như vậy thì lũ ốc tụ thành hình dạng quỷ quái kia, có phải là đã ứng nghiệm lời thầy địa lý, cái xác chết cổ kia hóa lệ quỷ rồi không?" Lưng tôi bỗng mát lạnh.

"Cũng không phải ~". Chú Hai buông gia phả: "những cái lệ quỷ hung yêu kia, đều là không có lửa thì làm sao có khói, chuyện thời nhà Thanh, bọn họ khi ấy còn có người tin chứ giờ chúng ta vì sao tin được chứ."

("Bật ngón cái" chú Hai giỏi như Conan :D )

Chương 23:Mưa to

"Chú không tin, vậy chú giải thích xem chuyện chúng ta gặp phải là sao?". Tôi nói, trong quan kia là một lũ ốc sống, trong suối nước lại có hình ảnh ma quỷ, không cái gì là không quái dị, muốn nói không phải chuyện ma quái thì tôi thật không nghĩ ra cách giải quyết nào khác hơn.

"Chuyện này hiện tại chưa rõ được, nói là quỷ thần thì chú không tin, chỉ có điều đã biết được căn nguyên rồi, ít nhất chúng ta cũng có phương hướng suy luận.". Chú Hai nói: "bất kể nói như nào thì hiện chúng ta cũng không cần quá lo lắng lũ ốc này, cùng xem xét tình hình, nếu thật sự nữ thi kia là quỷ, vậy phần một tổ tiên đã được di dời, xác nữ thi vô danh kia cũng được hạ táng rồi, theo đạo lý thì không còn oán thán gì nữa."

Chúng tôi ai nấy đều thở dài, xem ra hiện tại cũng không còn cách nào khác nữa, ông bác họ nhìn lên tường vài phút liền đứng dậy, nói nghĩ ra một việc vội vàng rời đi trước, còn bảo xem xong nếu không nghĩ ra được thêm gì về chuyện kia, thì tôi, chú Hai và chú Ba hãy về nghỉ ngơi đi.

Trên xe có chất đầy dưa muối của Từ A Cầm, tôi hỏi giờ phải làm sao với chúng, đâu thể mang thẳng tới Hàng Châu được, tôi mà đi chuyển đồ cổ cho người ta, trên xe này lại toàn mùi dưa muối, chuyện mua bán ắt sẽ thất bại. Chú Ba nói mày cứ tìm chỗ nào chất nó vào, chú Ba mày rất thích ăn cái này.

Cố gắng nghỉ ngơi một lúc, tôi vẫn thấy bất an, truyền thuyết về xác chết hóa xanh của nữ thi kia khiến cả người tôi không được tự nhiên, liền tới cống nước kiểm tra một lượt từ trên xuống dưới, hệ thống cung cấp nước sạch dẫn từ trong tháp quản lý ở trên trấn, nói vậy chắc sẽ không liên quan, hẳn là sẽ không thông với nước ở chỗ này, nghĩ vậy tôi mới hơi chút yên tâm.

Sáng sớm hôm sau mới năm giờ, tinh thần đã hoàn toàn hồi phục, thần thanh khí sảng, tôi liền cảm thấy sắc trời vô cùng tối, vội mặc quần áo vào, đi tới bên cửa sổ, nghe âm thanh từ bên ngoài có chút khiến tôi sửng sốt, liền hiểu được có gì đấy không ổn.

Không biết từ khi nào trời đã mưa.

Có một dự cảm không rõ xuất hiện trong lòng tôi, tôi lập tức chạy tới mái hiên ở gian ngoài, lại thấy chú Hai và chú Ba sắc mặt tái mét đứng ở đó.

Tôi cũng nhìn theo ánh mắt bọn họ, nhìn tới trong màn mưa như trút nước ngoài kia, có một cái gì đó, đang đứng trong sân nhà chúng tôi.

Chương 24:Vật thể

Trời mưa rất lớn, tầm mắt mơ hồ, vì cống thoát nước đã bị lấp nên trong sân lênh láng nước mưa, dưới mái hiên mưa rơi sầm sập xuống, trong tai toàn tiếng nước bàng bạc.

Đèn đường chiếu ra có thể nhìn tới thứ kia có hình dạng một người, nhưng nhìn kỹ lại không quá giống, trong mưa chỉ nhìn ra mơ hồ bóng dáng, còn tổng thể chi tiết lại không thấy rõ ràng.

Chính do vậy, tôi cũng đoán được đây là cái gì, tôi nuốt một ngụm nước miếng, lắp bắp nói: "Nó đã có hình người-"

"Cái này mà là hình người sao? Người ngoài hành tinh à?". Chú Ba nói.

"Thứ này xuất hiện từ lúc nào vậy?" tôi hỏi.

"Nửa giờ trước khi chú đang chuẩn bị tập quyền đã thấy.". Chú Hai nói: "lúc ấy nó còn đứng ở cửa."

Tôi thầm chột dạ, hiện nó đang ở giữa sân, còn cách chúng tôi tầm mười thước, nói cách khác, trong nửa giờ thứ kia luôn luôn tiến tới gần chúng tôi.

Tôi nhìn quần áo chú Hai và chú Ba đều khô, lại hỏi: "Hai chú không qua xem nó à?"

"Hay là mày qua đi?". Chú Ba trừng mắt liếc tôi một cái, tôi thấy thần sắc bọn họ khác thường, liền hỏi làm sao vậy?

"Hiện giờ có gì đấy bất thường.". Chú Hai nói, "mày xem mưa kìa."

Tôi cúi đầu nhìn nước đọng trong sân, liền phát hiện mưa trút thành từng mảnh từng mảnh, có vài chỗ lại vẩn lên màu đỏ.

"Đây là..."

"Máu.". Chú Hai nói.

Tôi hít một ngụm khí lạnh, lập tức cảm giác được nỗi bất an mãnh liệt, tay có tia lạnh run, trầm mặt trong chốc lát, tôi hỏi: "Chúng ta phải làm sao bây giờ?"

"Mày đừng hoảng, chú đã gọi điện cho thủ hạ rồi, bảo bọn chúng mang súng tới.". Chú Ba đáp, lúc này tôi nhìn thấy trong tay chú có cầm một cái liềm, trong mắt lộ hung quang: "Bất kể là cái quái gì, lão tử cũng làm cho nó một đi không trở lại luôn."

Tôi gật đầu đồng ý, trong lòng không khỏi nhói lên, lập tức nhìn xung quanh xem có vật gì phòng thân, cuối cùng cũng tìm được một cái đòn gánh, lập tức thủ thế kiểu bắt quỷ vào thôn.

Mưa không dứt, lại đổ liền trong mười phút mới bớt nặng hạt, lúc này thủ hạ của chú Ba đã tới, nhưng không ai dám theo cửa chính tiến vào, tất cả đều theo chú Ba trèo vào từ cửa sổ trong khu người làm, chú Ba đã sớm chờ đợi giờ khắc này, liềm giắt bên hông, hưng phấn gỡ túi vải bạt ra.

Tôi vừa nhìn liền thấy kia là một khẩu súng săn ngắn, còn mới nguyên, sáng loáng, "Nhìn hàng này xem, tất cả đều được mua ở Xương Giang, chính là nơi khởi nghĩa Bạch Sa, đây đều là đồ thủ công của dân bản xứ. Một phát súng này, đừng nói là ốc, đến đầu con la cũng bị đánh bay.". Chú Ba nhếch miệng cười nói.

"Cậu lần này trở về chủ yếu là để lấy chứ này phải không.". Chú Hai lên tiếng.

"Bậy nào, lão tử cũng không phải dân săn trộm, là bằng hữu muốn tôi lấy hộ đấy.". Chú Ba nói, vừa thành thạo tra đạn vào nòng, dùng vạt bạt che súng lại, vừa đi vào trong mưa, "được rồi, chúng ta đi xem đây là trò gì nào."

Tôi và chú Hai cũng theo qua, chú Hai lại còn bình tĩnh mà bật dù nữa. Vài bước đã tới gần cái thứ kia, chúng tôi không dám tiếp cận quá gần, cách nó hai ba thước liền ngừng lại, quan sát thật kỹ, vừa nhìn lập tức khiến tôi dựng tóc gáy.

Đó là một đống ốc khổng lồ loang lổ đen trắng tụ thành hình "cây cột", hơi giống dáng một người, nhưng đó chưa phải là đáng sợ nhất, đáng sợ nhất là nó có một cái đầu cực lớn, nhưng còn có cả ngũ quan mơ hồ, vặn vẹo dị dạng, nhìn qua vô cùng dữ tợn.

Chú Ba nhìn mà hít vài ngụm khí lạnh, chúng tôi đi quanh nó hai vòng, thứ này vẫn không nhúc nhích, chú Ba giơ súng lên: "Chúng ta bắn thử một phát xem nhé?"

Vừa định giật cò súng, chú Hai liền cản lại, nói với chúng tôi: "Khoan khoan, hình như bên trong có cái gì đó."

"Gì cơ?"

Chú Hai nhìn chằm chằm trong chốc lát, lại lấy đòn gánh của tôi mà dùng sức cắm vào trong cột ốc kia, một chưởng đó lũ ốc tản ra bốn phía, chốc lát liền để lộ ra một cánh tay người từ bên trong.

Chương 25:ChếtThi thể ông báchọ nằm trong từ đường, còn đang không ngừng chảy nước, trước mặt thi thể cóchắn bằng một bức bình phong, ngoài bình phong là toàn bộ những người trong Ngôgia đều đã tới, ngồi trên băng ghế dài, lão cha tôi ở vị trí chủ trì, tay ôngđè trán, gần như không cách nào thốt lên lời, lần này thực sự là sứt đầu mẻtrán rồi.
Tôi và chú Ba đều lui vào trong góc phòng, chậusắt dùng để đốt vàng mã vừa cất đi giờ lại lôi ra, mấy nữ nhân thân thích đãbắt đầu đốt vàng mã, các nam nhân thì thi nhau hút thuốc. Sắp hết năm, chuyệnnhư này xảy ra thực sự là điềm xấu.
Chú Hai cùng vài người khác đang ở bên trongkiểm tra thi thể, cảnh sát trong thôn cũng tới, chưa từng hạ đấu bao giờ, họđều là công dân lương thiện. Một nửa cảnh sát bước ra, chú Hai liền ra hiệu chochúng tôi, bảo chúng tôi đi theo.
Bật dù đi tới đồn công an thôn, kỳ thực cũng chỉlà một phòng làm việc, chúng tôi tới đây để thông báo sự tình, ba người ngồixổm xuống dưới mái hiên, phiền muộn rối tinh rối mù. Chú Ba ngậm thuốc, nhìntrời chẳng buồn nói.
Tình cảm đối với ông bác tất nhiên không sâu sắctới mức này, những người như bọn họ đối với cái chết đều đã nhìn rất quen rồi,chỉ có điều chuyện này thực sự rất khó chịu mà thôi.
"Là chết đuối.". Chú Hai nói: "ngày hôm qua khichúng ta kết thúc, có thể là bác qua uống với mấy tên đạo sĩ kia vài chén, hơisay nên khi trở về tới khe suối kia thì bị nước cuốn. Kết quả là như vào đêm hạtrời đổ mưa lớn, cứ như vậy mà chết."
"Máu thì sao?"
"Ở trong khe suối kia chắc bị va đập nhiều, trênngười xây xước chằng chịt.". Chú Hai lắc đầu, "tất cả đều là lỗ hổng, đầu khớpxương còn lộ ra, chết rất thảm."
"Chuyện lũ ốc kia chúng ta có nói ra luônkhông?". Chú Ba hỏi.
"Nói ra ai tin? Chú nói xem đồn công an thônmình có loại hồ sơ X như vậy không?". Tôi đáp.
Chú Hai loạch xoạch hút thuốc, khói bay vàotrong màn mưa, ông bác họ vừa chết, đã định là tới đây chưa thể quay về HàngChâu, hơn nữa hiện tại có người chết, sự tình liền thay đổi tính chất. Liênquan tới phương diện này sự việc càng thêm phiền toái hơn. Vì ông bác là ngườicó tiếng trong chi chúng tôi, bình thường là dựa vào uy tín của ông mà đàn ápđám người phía dưới, ông đưa lão cha tôi lên làm trưởng tộc, giờ lại vừa mất,không riêng gì lão cha tôi khả năng bị người ta chèn ép, phe phái nhà này sẽcàng thêm rối loạn. Đặc biệt mấy ngày qua là chúng tôi cùng ông bác bàn bạc bímật, người khác chắc chắn sẽ chú ý, lần này khẳng định cái gì cũng thànhchuyện.
"Nếu thực sự là chính ông ấy ngã xuống thì yêntâm rồi.". Chú Ba nói.
Tôi gật đầu, ông bác tửu lượng tốt lắm, nói ônguống rượu say thì chẳng ai tin, nhưng nói qua thì người ở đây đều dùng hạt đỗxanh rang lên để làm rượu, cỗ chay ăn cũng không có gì đặc sắc, nồng độ cònthấp, e là có người uống nhiều rồi làm loạn, rượu này đối với người ở đây uốngchẳng khác gì nước sôi.
"Nhưng mà ông tuổi cũng lớn rồi, ai biết đượcchứ.". Tôi tự an ủi mình.
"Cháu ngoan, chuyện này chú thấy vẫn không được,đợi tạnh mưa, còn phải lên trấn trên mua nông dược, con mẹ nó, chúng ta liềumạng với lũ ốc này!". Chú Ba mắng một tiếng. "Xem ai diệt ai."
Tôi thở dài, thầm nói thật đúng là nghẹt thở,đang mùa đông rét mướt lại chạy tới đây phân cao thấp với một lũ ốc, năm naycon mẹ nó sống sao đây, trong lòng cũng bắt đầu cân nhắc chuyện bên Hàng Châu,nếu lâu như vậy không quay về, bên kia chẳng biết phải xử lý ra sao nữa, ôngbạn Vương Minh mấy ngày trước đã về nhà, lẽ nào quán giờ đang đóng cửa? Chuyệnbên này chưa xong, cũng không biết lúc nào thì kết thúc. Trong lòng tôi có mộtdự cảm, nếu như chuyện này không giải quyết cho thỏa đáng, khả năng sau nàykhông bao giờ làm lại được nữa.
Lúc này tôi thấy chú Hai nhìn nhìn vào một bêncống ngầm sững sờ, giống như đang dụng tâm suy nghĩ gì đó, tôi liền vỗ chú mộtcái: "Chú Hai chú đang nghĩ gì vậy?"
Chú Hai khôi phục tinh thần, nói: "Chú có vấn đềvẫn chưa nghĩ ra."
"Làm sao vậy?". Chú Ba lại gần.
"Mấy người có thấy lạ không, cái thứ kia vì saolại chạy sao trong sân nhà chúng ta? Nơi chúng ta ở cách tương đối khe suốikia."
"Này!". Chú Hai vừa nói tôi cũng thông minh ramột chút, quả thực trước giờ vẫn không nghĩ tới.
"Mục đích của nó là gì?". Chú Hai đứng lên lẩmbẩm. Nói rồi chú liếc mắt về phía chú Ba, nhìn chú ấy chằm chằm.
Chú Ba bị nhìn tới không được tự nhiên, nói nhìngì chứ?
Chú Hai nói: "Lão Tam, cậu thành khẩn khai báo,cậu có phải đã làm chuyện gì mà anh không biết phải không?"
Chương 26:Mục đíchChú Ba thề thốtphủ nhận, còn cược rằng lần này trở về sẽ đuổi cùng giết tận lũ ốc, gì cũngkhông liên quan.
Chú Hai khá hoài nghi, chú Ba liền cả giận nói,lão tử cần phải nói dối sao? Anh là anh của tôi, anh có thể làm gì được tôichứ?
Chú Hai gật đầu, tôi thấy cũng có lý, với tínhcách như của chú Ba, đây lại còn là ở Trường Sa, chú cơ bản không cần lừa gạtai cả.
"Anh còn tưởng cậu và Tào Nhị Đao Tử kia lúc đivào có len lén lấy vật gì từ trong quan tài ra, vì thế nên lũ ốc mới tới chỗchúng ta gây sự. Không thì cậu quay lại sớm như vậy làm gì."
"Đầu anh bị chảy máu, anh không đi viện sao? Haycứ để cho nó chảy?". Chú Ba tức giận nói.
"Nếu như không phải nguyên nhân do cậu, vậy rốtcuộc là vì sao? ở trong sân chúng ta rốt cuộc có thứ gì hấp dẫn nó chứ?". ChúHai lẩm bẩm.
Đang nghĩ thì mưa cũng tạnh, chú Ba nói đừngnghĩ gì nữa, lão đại một mình ở đó ứng phó không xong, trước vẫn phải trở về hỗtrợ đã.
Chú Hai vẫn còn nghĩ, có điều là cũng đứng lên,chúng tôi trở lại từ đường, đập vào mắt cảnh tượng nháo nhào ầm ĩ. Chú Hai chúBa phải đi hỗ trợ, tôi không muốn tham gia vào cái chuyện ghê tởm này nữa nênlập tức về nhà một mình.
Trong sân đã quét dọn sạch sẽ, cống thoát nướccũng mở, xem bên trong không biết bao nhiêu ốc bị nước cuốn trôi, lũ ốc bámtrên người ông bác bị quét vào trong một chum nước, bên trên đè chặt một tảngđá, có người nói được hơn nửa chum. Phải đợi mưa tạnh mới xử lý được, tôi nhìnchum nước kia mà cảm giác rất khó chịu, như là nhìn qua một con ốc khổng lồvậy, không khỏi lùi ra xa.
Trở về phòng mình, chán bằng chết, có nghĩ cũngkhông nghĩ được, hơn nữa luôn cảm thấy không thoải mái, cái chum kia giống nhưmột quả bom nổ chậm, tâm thần không yên, vô cùng bức bối. Thêm vào đó giờ lạiđang là mùa đông, một mình ở trong phòng cũng hơi lạnh, đơn giản là nên đi rangoài một lát.
Dọc đường đi dạo trong thôn, vừa đi vừa nghĩ,bất tri bất giác liền đi tới bên dòng suối.
Sau cơn mưa lớn, dòng suối chảy xiết, mực nướccao hơn nhiều, tôi giẫm lên nền đá cách xa dòng suối, nhìn những tạp vật chảytừ trên thượng du xuống, tất cả đều là cành cây và lá khô. Nước đục ngầu, tôinhặt một tảng đá vừa ném vào trong nước vừa ngẫm tới vấn đề của chú Hai.
Kỳ thật lúc chú nói, trong lòng tôi có một đápán, nhưng tôi không nói ra, tôi nghĩ là lúc khai quan, là ông bác họ và hai lãonhân khác cùng với tôi và lão cha tổng cộng năm người, mục đích của "nó" kia,có thể cũng là tôi. Vì nguyên nhân gì tất nhiên là chưa rõ, có thể nghĩ là vìnăm người chúng tôi đã mở quan tài của bà ấy, phá vỡ sự yên tĩnh của bà ấy.
Lại nói là tôi coi như là con cháu của bà ấy,tuy rằng không cùng huyết thống, hơn nữa quá trình lại quỷ bí, nhưng tóm lại đãchôn trong phần mộ gia tộc, thì vì sao bà ấy còn có khí thế bức người như vậy,năm xưa khi bà ấy sắp chết rốt cuộc đã trải qua chuyện gì, khiến cho bà phảioán độc nhường ấy? Hoặc là chú Hai nhầm rồi, như chú Ba nói, có lẽ quan tài kiakhông phải dùng để chôn nữ nhân kia, mà là chôn lũ ốc?
Cân nhắc mấy vấn đề này khiến tôi cảm giác buồncười, nhưng tử trạng của ông bác khiến người ta sợ hãi, chuyện này có liên lụytới sinh tử, sẽ không phải là nói giỡn, tôi tự nhắc nhở bản thân, nếu có thể,tốt hơn nên sớm trở về, Hàng Châu cách nơi này xa như vậy, nó mà muốn theo tớithật, chỉ sợ phải mất mười mấy năm nữa. Có điều hiện tại bỏ trốn thì không lấygì làm trượng nghĩa, mà cũng không cam tâm.
Mặt đất ẩm ướt, tôi đoán là mưa cũng chưa ngừnghẳn, có thể đứt quãng một hai ngày, đêm đó khỏi phải ngủ nữa, cứ nắm chắc súngchuẩn bị nghênh chiến. Nghĩ mà tôi bỗng nhiên nảy ra một chủ ý, hay là mượn lấyvài con chó?
Ông nội khi còn tại thế là một lão cẩu, con chómà ông dạy dỗ thành thạo, hiện chú Hai đang nuôi nó ở Hàng Châu, không có mangtheo, nếu không có thể bảo nó trông trong sân được. Nghĩ cũng không đúng, ốcchậm như vậy, lại gần như không tạo ra tiếng động, chắc chó cũng không pháthiện ra.
Nghĩ tới đây, tôi bỗng thấy có điểm kỳ quái, ừ,trong ý kiến vừa rồi hình như có cái gì không được thoải mái.
Tôi ngẫm nghĩ một lát, liền nhận ra được phươngdiện nào không thoải mái, đúng rồi, ốc kia rất là chậm.
Từ chỗ tôi ở tới bên dòng suối này cự ly khoảngbao nhiêu, với tốc độ của lũ ốc, nửa buổi tối có thể đi được tới đâu? Càng nghĩcàng thấy mình sai, đứng lên bắt đầu đo đạc, phát hiện từ dòng suối này về tớichỗ tôi là hơn tám trăm thước. Tính bằng tốc độ của lũ ốc, tôi biết mã lực củaốc sên khi đạt tới cực hạn thì được tám mét một giờ, lũ ốc kia so với ốc sênthì chậm hơn. Dự là bò một thước cần tới mười phút, con mẹ nó chứ, hơn tám trămmét cần tới tám nghìn phút, là một trăm ba mươi ba giờ mới bò tới được, với việcsáng nay nó xuất hiện trong sân nhà tôi, thì nó phải lên bờ từ năm ngày trước,con mẹ nó, năm ngày trước khả năng chưa xảy ra chuyện kinh khủng này.
Cái quái gì chứ, sao lại thế này, chẳng lẽ lúcốc kia ăn thuốc kích thích sao?
Tôi lập tức đem suy nghĩ của mình nói qua điệnthoại cho chú Hai, chú nghe một lát cũng không lấy gì làm hưng phấn, chỉ ừ mộttiếng, đáp: "Chú biết rồi.". Sau thì vội vã cúp máy, dường như bên kia cóchuyện gì khó giải quyết.
Chương 27:Giả thiếtSau khi bọn họtrở về, tôi mới biết được là có chuyện gì xảy ra, hóa ra đúng như đã dự liệutrước, sau khi ông bác họ chết liền nổ ra phân tranh, lão cha tôi bị đánh, tớimức loạn thành một đống, thi thể của ông bác cũng bị hất cho ngã lăn. Cuối cùngngười của đồn công an tới mới giải tán được cục diện, có điều là mặt mũi đều đãbị thương tích, chú Ba nói xong liền gọi người tới, nếu không thôn này chúngtôi không ở nổi nữa.
Lão cha tôi bảo quên đi, nhiều một chuyện khôngbằng bớt một chuyện, rốt cuộc thì cũng đều là người của Ngô gia, chú Ba tứcquá, bật lại cha hai câu, cha cũng cáu mà đi lên lầu.
Chú Hai lại gần như không để ý, thấy cha tôi lênlầu rồi mới đóng cửa chính lại, bảo chúng tôi vào phòng chú.
Tôi và chú Ba lấy làm lạ, cũng theo vào hỏi chúđể làm gì, chú lấy trong túi ra một thứ: "Hai người xem vật này đi."
"Đây là cái gì?"
"Anh thấy nó trong mép tay áo ông bác, lúc mấyngười đang đánh nhau.". Chú Hai nói.
Đặt lên trên bàn, tôi liền thấy đây là một cáichìa khóa thời xưa, nhìn quen mắt.
"Đây chẳng phải là chìa khóa hộp gia phả trongphòng của ông ta sao, hôm qua chúng ta thấy qua ở nhà ông ta rồi mà.". Chú Banói. "vậy là ý gì?"
"Ông bác trước khi chết có nói cho chúng ta, xemra ông ấy muốn cho chúng ta xem lại gia phả.". Chú Hai nói, "trước khi chết ôngấy đã nghĩ tới điều gì?"
Đây là một biến hóa bất ngờ, chú Ba mắng sao anhtrên đường không nói sớm? Làm từ trước có phải tiện hơn không, giờ sợ rằng đãphiền toái.
Gia phả tôi đã từng nhìn qua, có điều nội dungbên trong thực sự xem không hiểu, cho nên không có ấn tượng gì, hiện ông bác đãchết, vì người ta sợ trộm đồ nên đã cho người trông chừng, vừa rồi đánh nhaumột hồi, chúng tôi muốn qua nhà ông bác giờ khả năng không thể được nữa.
"Có tiền có thể sai quỷ khiến ma, Ngô Tam Tỉnhcậu không đến mức giận mờ mắt chứ.". Chú Hai nói.
Chú Ba gật đầu, đúng, lập tức gọi Nhất Đẳng đứngở ngoài cửa, là thủ hạ đang chuẩn bị gác đêm tối nay, rỉ tai nói với hắn điềugì đó, đám kia lập tức rời đi, tôi có hỏi chú Ba sắp xếp thế nào. Chú bảo trẻcon không cần biết, dù sao thì đêm nay chúng ta cứ tin là lấy được đồ là được.
Biện pháp của chú Ba tôi nghĩ chắc cũng là thủđoạn, không biết cũng thế thôi, tránh cho gánh nặng tâm lý, quay đầu tôi liềnhỏi chú Hai, xem chú thấy lời tôi nói qua điện thoại kia thế nào? Chú Hai lạira hiệu không cần phải nói, bảo tôi đừng hỏi nữa.
Trong lòng tôi buồn bực, cảm giác chú Hai thầnbí như vậy, nhưng nhìn vẻ mặt chú, thấy không thể truy hỏi được, đành phảithôi.
Rất nhanh sau đó thủ hạ của chú Ba đã trở về,cùng chú Ba thì thào một lúc, chú Ba nói được rồi, chúng tôi đi ăn cơm tối, ởnhà chờ tới 12 giờ đêm, liền bật đèn pin xuất phát.
Buổi tối đèn đường trong làng rất ít, có vài chỗtối tăm mù mịt, không có lấy một ánh sáng nào, dân quê ngủ sớm, lúc đó đã khôngcòn tiếng gì cả, chỉ thấy thi thoảng có con chó sủa, tôi đi đêm trong thôn nhưnày không nhiều lắm, liền theo bước chú Ba, đi đại khái hai mươi phút, chú Badừng lại, cùng chú Hai gật gật đầu, chú Hai liền bảo tôi không được nói gì, tắtđèn pin đi.
Trong lòng tôi lấy làm lạ, sau khi tắt đèn pin,mắt phải mất một lúc mới thích ứng được với bóng tối xung quanh, chỉ thấy chúHai chú Ba bước chân rất khẽ, vòng qua một chỗ ngoặt, tôi thình lình phát hiệnchúng tôi đã trở lại, phía trước là sân nhà mình.
Chương 28:Con mồiChú Ba lôi tôithụp xuống chỗ sáng của tường sân, ba người ngồi dựa vào tường, tôi vẫn cònchưa hiểu đây là chuyện gì.
Rõ ràng là chú Ba và chú Hai đã có kế hoạchkhác, mục đích của bọn họ đi ra đây không phải là để trộm gia phả. Đương nhiêntôi không biết ý định của bọn họ, nhìn tình thế này rõ ràng là một kiểu maiphục. Tôi ngưng thần tĩnh khí, phối hợp với bọn họ.
Đây là nửa đêm trong tiết trời đông, tuy rằngthời tiết chưa tới mức lạnh cóng nhất, nhưng sau một trận mưa mà phải ra ngoàivào ban đêm, thật sự đó là một chuyện cực kỳ tra tấn con người ta, hàm răng tôirất nhanh liền đông cứng lại, cả người co quắp, nghĩ tới nhiệt độ cơ thể mìnhđang theo cổ áo mà bị gió cuốn đi.
Chờ như thế cho tới sau nửa đêm, tôi gần như đãđông cứng hoàn toàn tới tê rần đi, bỗng chúng tôi chợt nghe thấy trong sân cóđộng, chú Ba và chú Hai như ngồi vào vị trí, thanh âm vừa vang lên liền giậtmình, rõ ràng là cũng bị lạnh quá, chúng tôi chậm rãi đứng lên, từ từ qua tườngsân mà vào, liền thấy tảng đá đè lên miệng chum đột nhiên động đậy.
Mở mắt ra, thần kinh mới làm việc trôi chảyđược, nhìn kỹ lại liền phát hiện không phải là tảng đá kia động mà là miệngchum bị người ta đẩy lên. Tiếp theo, tảng đá lăn sang một bên, miệng chum hé ramột khe hở, một người từ trong chum bò ra, nhìn xung quanh sau đó đi vào trongnhà.
"Hóa ra là ở đây!". Chú Hai nhẹ giọng nói.
"Đi!". Chú Ba vung tay lên, đứng dậy: "thằngcháu quỷ này đã hiện hình."
Tôi theo đuôi, bất đắc dĩ chân đã bị đông cứng,lập cập hai cái mới đuổi kịp.
Vừa đi, chú Ba vừa châm thuốc, xem ra rất thảnnhiên, đi qua chỗ chất đống tạp vật, chú kéo từ trong ra một cái túi, khôngbiết chú giấu nó từ lúc nào, trong túi là khẩu súng săn buổi sáng, răng rắc lênđạn.
"Ai vậy?". Tôi hỏi.
"Là lệ quỷ chứ ai :D ". Chú Hai cười nhạt.
"Là người đúng không?"
"Trong trời đất này, con người còn ác hơn quỷ.".Chú Hai đáp. Đang nói bỗng trong phòng truyền lên tiếng hét thảm, lòng tôi liềntrở nên bất an: "Cha cháu còn trên lầu!". Nói rồi tôi lao lên.
Chú Hai liền ngăn cản tôi, bảo: "Yên tâm, đã cóchuẩn bị rồi.". Chú Ba phá cửa bước vào, chúng tôi nhanh chóng lên lầu hai,thấy cửa phòng lão cha đã mở, bên trong một mảnh hỗn độn, một người bị mộtngười cao to bẻ oặt trên mặt đất, miệng kêu quang quác.
"Đại Khuê, kéo hắn lên xem.". Chú Ba nói, ngườivạm vỡ kia lập tức vặn chặt hai tay, kéo nửa người kẻ kia từ dưới sàn lên, sauđó chặn ở cổ hắn.
Tôi liền thấy kia là khuôn mặt mấy ngày nay đềunhìn tới, Tào Nhị Đao Tử!
"Quả nhiên là mày, con mẹ nó!". Chú Ba nhếchmiệng cười âm hiểm: "cũng coi như là bị lão tử bắt rồi."
Tào Nhị Đao Tử vẻ mặt kinh ngạc, rõ ràng làkhông hiểu được có chuyện gì xảy ra, tôi tìm không thấy lão cha đâu liền sốtruột, hỏi: "Cha cháu đâu?"
"Ở trong từ đường chuẩn bị rồi.". Chú Hai đáp.Quay đầu lại hỏi Đại Khuê, "ngươi có lấy được gì không?"
"Lấy được hết ở đây.". Đại Khuê gật đầu: "ngườinày xuống tay rất tàn nhẫn, thiếu chút nữa thì ông ấy đã chết rồi."
Chú Ba ngồi xuống, trước mặt Tào Nhị Đao Tử,nói: "Con mẹ nó mày không nghĩ tới sao."
"Chó má! Mày không phải đang ở trong nhà của củalão bác già gặp người của tao sao?". Tào Nhị Đao Tử kinh ngạc nói.
"Mắt nào của mày thấy tao gặp chúng chứ?". ChúBa đáp.
Tôi nghe đoạn đối thoại mà chả hiểu gì, vừa lúcTào Nhị Đao Tử cũng bị kéo đi, tôi liền hỏi chú Hai đây rốt cuộc là chuyện gì.Chú Hai cười ha hả, đáp: "Chú chẳng đã nói với mày rồi sao, chú không tin quỷthần gì cả, trên đời này, chỉ có lòng người là đáng sợ nhất thôi."
Chương 29:Chân tướngNgồi trên xe vềHàng Châu, chú Hai mới đem mọi sự trải qua nói lại một lượt cho tôi nghe.
Hóa ra là từ lúc chú nhìn đến lũ ốc bám lên cửasổ phòng tôi, chú đã biết chuyện này khẳng định là do người làm.
"Chuyện này thực ra rất đơn giản, với tốc độ bòcủa lũ ốc, cho dù có là bố mẹ của lệ quỷ thì mày có thể thấy đây là chuyện gì?Một đống ốc bám vào vừa không thể thịt mày lại cũng không kéo mày đi được, hơnnữa cho dù mày có đứng cách chúng nó một thước, nó muốn hại mày cũng phải nỗlực mười mấy phút đồng hồ mới có thể tới bên cạnh mày được. Chú là người nghiêncứu phong thủy, chú biết nhiều trò bịp bợm, nên không hề tin vào chuyện này.Lúc đó chú khẳng định đây là có người đang giở trò quỷ.". Chú Hai lấy điệnthoại vừa xem cổ phiếu vừa nói: "Có điều là, lúc đó chú không xác định được làai, không phải chỉ là để dọa người, chú nghĩ hắn làm vậy chắc có lý do."
Chú dừng một chút, lại tiếp tục nói: "Lúc đó tâmtrí chú tập trung vào việc quan sát trên thân quan tài, quan tài có ốc sống,phóng sinh, sau đó trong nước xuất hiện hình ảnh ma quỷ, chú cảm giác người giởtrò này hẳn có liên quan tới quan tài kia. Thế nhưng trong quan tài không có gìcả, chú không nghĩ ra hắn đang muốn làm gì.". Chú Hai quay đầu nhìn tôi: "A Tà,chú Hai tặng mày một câu vàng ngọc, là chú Hai mày qua nhiều năm tâm đắc rútra, mọi sự đều có động cơ, phía sau chuyện gì cũng luôn có động cơ dù lớn haynhỏ, vì vậy mà trước tiên phải làm cho nó rõ ràng nhất."
"Đây là điều tâm đắc nhất của nhà chứng khoánsao.". Tôi nhạo lại.
"Cũng đúng, khởi khởi lạc lạc, nhà cái làm việcgì luôn luôn có nguyên nhân.". Chú Hai đáp, tự nhiên nhìn vào bàn tay: "cho nênlúc trước chú tới Triệu Sơn Độ, biết rõ ràng lai lịch quan tài kia, chỉ có điềuhỏi lại thì phát hiện đó là tin đồn vô căn cứ, cũng không có giá trị gì, chúliền hiểu ra rằng, có lẽ mục đích không phải quan tài này, có thể là chỉ trêndanh nghĩa, muốn mượn nó để thực hiện kế hoạch của mình. Quả nhiên, sau khichúng ta trở về, ông bác họ liền chết, hơn nữa lại chết theo kiểu như vậy. Chúlập tức hiểu ra, đây mới là mục đích của đối phương."
"Vì sao vậy? Đó là ý gì?"
"Người nhà họ Ngô tất nhiên đều trong nghề,giống như chú Ba mày, bao nhiêu thứ thần thần quỷ quỷ gì đấy đều có chút tintưởng, nếu như chỉ có việc ông bác ngã vào trong khe suối chết, dĩ nhiên chúngta đều biết tửu lượng của ông ấy, hẳn là nghĩ ngay tới có người hại chết, nhưngnếu là bằng cách quỷ dị như vậy chuyện sẽ thay đổi thành vô cùng tối nghĩa.Người bên này không đàng hoàng, liền có thể tự nhiên bị nghi ngờ, hơn nữa cóthể trực tiếp hướng mũi nhọn sang chúng ta. Lúc này chú mới tự hỏi động cơ thứhai của người này, hắn vì sao muốn hại ông bác chứ?
Ông bác không có con trai chỉ có năm người congái, lại chẳng có gia sản gì, cũng không có ai đặc biệt thâm thù, khả năng duynhất khiến cho người khác ghen ghét chính là địa vị của ông. Đây là điểm phứctạp nhất, vì cho dù là địa vị của ông thì cũng không có gì hấp dẫn người kháccả. Vì suy nghĩ rõ ràng này, chú đã lãng phí rất nhiều thời gian nhưng không cókết quả.
Cuối cùng chú không thể không buông xuôi suynghĩ về điều này, ngược lại liền cân nhắc sang một vấn đề khác, chính là ai làkẻ không chỉ mâu thuẫn với ông bác, mà còn muốn đối phó với chúng ta nữa? Chúvà chú Ba suy nghĩ, liền nghĩ ngay ra một người, là Tào Nhị Đao Tử. Sau đó chúlen lén cầm theo một phần gia phả sao chép, liền phát hiện, Tào Nhị Đao Tử kiavà lão cha mày là cùng vai vế, hay nếu như lão cha mày không làm trưởng họ, thìở tuổi của mày chưa tới, hắn tất nhiên lên nắm quyền. Chú thấy điều này, độtnhiên liền ý thức ra là nếu quả thực là do Tào Nhị Đao Tử làm, chỉ sợ hắn mộtmình không dám liều, có thể là có đông người.
Chỉ có điều lão cha mày và ông bác họ khác nhau,lão Tam ở dưới lầu, chú thì luôn dậy sớm, hắn căn bản không có thời gian hạthủ, để xác định rốt cuộc có phải là hắn không, chú liền sắp xếp cho hắn một cơhội. Giả như muốn đi trộm gia phả, đánh tiếng cho tay chân ngầm của lão Tam bênkia, hắn chắc chắn sẽ nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt, nhất định sẽ tìm ngườimai phục chúng ta, để tự mình tới giết lão cha mày."
Tôi nghĩ tới ngay đối thoại lúc đó, "Vậy khôngai tới lấy gia phả, chẳng phải sẽ bị phát hiện sao?"
Chú Ba đáp: "Vì chú Ba mày gọi tới là Phan Tử vàĐại Khuê, mang theo người nào có mặt giống giống, tới lấy gia phả chính là PhanTử, đám trẻ ranh xấu xa kia mà đòi đánh lại Phan Tử sao, bị một trận như vậy,bảo bọn chúng làm gì bọn chúng cũng làm. Bên này Đại Khuê mai phục trong phònglão cha mày, chờ Tào Nhị Đao Tử."
Tôi nghe hơi có chút cảm giác, "Nói vậy việc nàyđều là Tào Nhị Đao Tử muốn giết cha cháu và ông bác họ sao? Chỉ vì vị trítrưởng họ kia?"
Chú Ba gật đầu cười nói: "Chính thế.". Chú Haitắt di động lại thêm vào: "Cũng không phải ~"
"Ây, cái gì không phải?". Chú Ba buồn bực, "vậyhắn muốn làm gì?"
"Tới giờ mới xong, chú nói mấy điều này, chuyệnkia chỉ là một góc của băng chìm thôi, nói như là những gì chúng ta thấy, chỉlà mặt ngoài của toàn cuộc.". Chú Hai nói.
Chương 30:Bí mậtChú Ba sắc mặthơi biến, chú Hai liền xoa xoa huyệt thái dương nói: "Tào Nhị Đao Tử vì sao tớigiờ một chút quấy nhiễu cũng không động tới vị trí trưởng họ? Trong quan tàikia ốc vì sao trăm năm bất tử? Còn nữa, vì sao ông già trăm tuổi kia có thể dễdàng nhớ lại chuyện từ sáu mươi năm về trước? Chú vẫn còn rất nhiều chuyệnkhông rõ ràng."
Tôi nghe ngữ khí chú Hai có biến, hơi chút buồnbực, thấy chú nhìn liếc về phía chú Ba: "Có vài người luôn luôn cho rằng đầu óccủa mình linh hoạt hơn người, không biết, đứa thứ hai luôn luôn giỏi hơn so vớiđứa thứ ba một chút, cậu nói xem vậy có đúng không, lão Tam?"
Tôi lập tức thấy chú Ba toát mồ hôi lạnh. Sắcmặt biến đen không nói lời nào. Trên người chú Hai có một áp lực bách thấu kỳquái.
Trầm mặc một lúc lâu, chú Hai mới nói: "Giờ chúmới phỏng đoán ra rằng, không biết có đúng hay không. Mấy người nghe thử xemmột chút."
Dừng giây lát, chú mới tiếp: "Trong lúc khai mộtổ tiên, có một tên hậu nhân phát hiện trong mộ tổ có hơn một cỗ quan tài, trờisinh hắn có tính mẫn cảm, lập tức liền ý thức được trong quan tài này có thể làđồ quý của lão tổ tông, nhưng bốn phía đều là người trong nhà, hắn không thểchiếm đoạt công khai được, hơn nữa hắn biết một khi khai quan, mấy thứ này tấtnhiên sẽ được chia cho người khác, tên hậu nhân này ngày thường trời sinh tínhkiêu hùng, cũng không nể nang gì, trong mười mấy phút đồng hồ, hắn đã nghĩ ramột biện pháp, hắn báo cho hai tên thủ hạ thân tín nhất ở trong gian phònghoang sau từ đường, nâng cỗ quan tài vô chủ kia ra, đường về thôn lúc đó khôngcó đèn đóm gì, đem quan tài chứa đồ của tổ tiên và quan tài cổ kia tráo đổi vớinhau.
Vì để cho phu hòm không phát hiện ra trọng lượngquan tài có biến hóa, thủ hạ của hắn từ trong khe suối đã đổ vào bên trong quanrất nhiều bùn nước, nhưng trong lúc vội vàng liền xảy ra sai phạm, nước vàonhiều quá, còn đem theo cả ốc từ ngoài chui vào. ốc bị quấy nhiễu, đều từ tìnhtrạng ngủ đông tỉnh lại, mà vì khiên quan lúc trời tối, nên tới từ đường vẫnkhông ai phát hiện quan tài này không phải là từ trong phần mộ tổ tiên lấy ra.
Hắn vốn cho rằng việc này không có sơ hở, khôngngờ là về sau có phát sinh nhiều chuyện kỳ quái, đến khi hắn nghe tin chúng tamuốn đi hỏi chuyện cũ ở chỗ Từ A Cầm, hắn biết kỳ thực quan tài trong phần mộ kiacất giấu của nả, nếu như Từ A Cầm biết chuyện này, tất sẽ nói cho chúng tabiết, như vậy chuyện quan tài bị đánh tráo sẽ bại lộ. Vì thế hắn suốt đêm đitới nhà Từ A Cầm, dùng tiền mua chuộc cụ già, khiến cụ làm theo kịch bản củahắn. Chú nghĩ trí nhớ của cụ già kia để mà nhớ được nhiều thứ như vậy hẳn khôngdễ dàng gì, vì thế cuối cùng không còn cách nào khác, đành phải để một thủ hạgiả trang thành Từ A Cầm, đáng tiếc là hóa trang già quá rồi, nhìn thực sựkhông được thoải mái lắm.
Có điều là, cho dù chuyện này có thế nào thìcũng không thể giấu diếm được, hắn cũng không biết, ở phía sau vẫn có ngườicũng như hắn, là Tào Nhị Đao Tử, người này giống tính hắn, Tào Nhị Đao Tử biếtchắc trong quan tài này có bảo bối, nhưng Ngô Tà cùng lão đại chúng ta và balão nhân lại là người khai quan, cuối cùng nói đó là một quan tài đầy ốc, hắnlàm sao tin được? Tào Nhị Đao Tử cho rằng đây chắc chắn là ông bác cùng chúngta bày mưu tính kế, vì thế trong lòng oán hận, cùng lúc hắn muốn tìm quan tàithật, cùng lúc hắn muốn giết người trả thù. Vì thế liền sinh ra nhiều chuyệnnhư vậy. Vừa lúc đem đại án lần này ém đi.
Hơn nữa chú lại bị ghi chép trên gia phả kia làmcho mê hoặc, nên đã phán đoán sai lầm, kết quả sự tình quả nhiên bị xem nhẹ.
Nhưng tên hậu nhân tính toán xảo quyệt này, lạiphạm phải một sai lầm cực lớn sau cùng, có thể khiến chú một chút liền nhận rachuyện này còn có gian dối."
Nói xong chú Hai lại thở dài, hỏi: "Lão Tam, anhnói chắc phần lớn đều đúng phải không?"
Chú Ba không đáp lời, chỉ trầm mặc rất lâu, saumới thở dài đáp: "Lão tử còn tưởng rằng lần này thực sự đã lừa được anh, sơ hởchỗ nào chứ?"
"Đó là tốc độ, hai thủ hạ của cậu xuất hiện quánhanh, trừ phi bọn họ có cánh, nếu không hai tên đó tuyệt đối sẽ không thểtrong một buổi chiều mà có trong sắp đặt của anh được. Điều này chứng tỏ, haitên đó phải ở quanh đây.". Chú Hai nói.
Chú Ba ngoác miệng, tôi liền tức giận chất vấnchú: "Chú thực sự làm chuyện thất đức đó sao? Trong quan tài kia chứa vật gìvậy?"
Chú Ba cười khổ: "Ai da, nếu thật có gì đó, chúcũng sẽ không buồn bực như thế, chú Ba mày cũng trong sạch, trong quan tài kiachỉ có vải vụn, từng đó còn khiến chú mày phải chạy ngược chạy xuôi suốt đêmbày cuộc, báo ứng, mấy người cũng không cần chửi thêm nữa."
"Thật sao?"
"Thật, lão tử thừa nhận cả rồi, lừa mày làm gìchứ?". Chú Ba mắng.
Tôi liền kỳ quái hỏi chú Hai: "Điều này cũngkhông đúng, vì sao lại đi chôn một quan tài không trong mộ tổ chứ?"
Chú Hai nhận một tin nhắn, nói: "Đương nhiênkhông có chuyện đó, quan tài kia nặng như vậy, chú đoán quan tài chắc chắn đượcnẹp chặt, là từ thời nhà Thanh, lúc đó rất hỗn loạn, hẳn là bên trong có chứavàng thỏi.". Chú Hai nói xong liền đưa tin nhắn cho tôi xem, tôi nhìn thấy làtin nhắn hình của lão cha tôi, ông vừa mới ở mấy nhà các bác trong thôn về.
Trong tin nhắn hình là nhà tranh phía sau từđường, bên trong đã phá quan tài ra, ván quan cũng bị đập nát, còn có một khốikim loại rơi dưới đất. Chú Ba giật mạnh lấy, hai mắt hướng thẳng, lập tức nhảydựng lên, nói với tôi:
"Mau cho xe trở về!"
Chú Hai cầm lại điện thoại, hít một hơi lẩm bẩm:"Cuối cùng thì tết âm lịch năm nay có thể qua tốt đẹp rồi."
Chương 31:Vỹ thanhNói xong chú Hailấy từ trong túi ra một chiếc khăn tay rồi mở ra cho tôi xem, là chìa khóa tìmđược trong tay ông bác.
"Ây, chú nói là ông bác muốn cho chúng ta xemgia phả là giả sao? Chìa khóa này chú lấy từ chỗ nào vậy?"
"Đây quả thật là tìm thấy từ trong tay ông bác,chú chỉ mượn đề tài để nói chuyện của mình một chút thôi.". Chú Hai nói: "nhưngđây không phải là chìa khóa mở cái hòm kia. Chú từng thử đi mở rồi, khôngđược."
Tôi ừ một tiếng: "Làm sao lại vậy, cháu thấychính là cái chìa này mà."
Chú Hai lắc đầu nói: "Không phải, chìa khóa này,có thể mở ra một cái hòm tương tự thế. Hơn nữa __" chú giơ chìa khóa lên, chỉthấy trên mặt có một chữ "Ngô". "Ông bác trước khi chết có giấu cái chìa khóanày, là muốn chúng ta làm gì chứ?"
"Đừng nghĩ nữa," tôi nói: "năm sau rồi nói."
"Đúng,". Chú Hai cất chìa khóa đi "cứ ăn tếtxong đã.". Nói rồi vỗ tôi một cái, "chạy chậm một chút, chú ý an toàn."
Chương 32:Lời cuối sáchĐây là một phầnkhông phải văn chương gì cả, đại khái là dùng suy nghĩ của tôi để viết, nhưngkhi viết xong thì thực có ý nghĩa, vậy là hoàn rồi.
Nếu có thời gian tôi sẽ sửa chữa một chút, đâylà bản phác thảo, tôi viết thẳng trên văn bản. Nếu như sửa đổi một chút, có lẽsẽ là một phần rất hay.
Không có ý để kết thúc mở, dây dưa sẽ làm lãngphí sáng kiến.
Tôi không biết toàn thể tiết tấu khống chế thếnào, dù sao thì tôi viết xong nó trong đêm 30, cuối cùng thì tôi cũng lấp hếtcái hố quan trọng nhất.
Đồng thời tôi còn sửa chữa bản thảo trộm mộ 5,vì để một con chim trúng hai đích, có lẽ sẽ có lỗi nào đấy, tất cả mọi ngườihãy làm như không thấy.
Được rồi, trở lại với đêm 30 đang tới gần, bốnphía pháo đã nổ rền, điện thoại di động đặt trên bàn cũng rung liên tục. Chúcmừng năm mới, tất cả mọi người cùng nghỉ ngơi thôi, năm 08 ai cũng không dễdàng gì, năm 09 này khả năng còn phải liều mạng, được nghỉ ngơi thì nên nghỉthật đầy đủ vào.
By Tam Thúc.

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Info