ZingTruyen.One

Binh Ngo Dai Cao

Vừa rồi:

Nhân Họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước long dân oán hận

quân cuồng minh đã thừa cơ gây hoạ.

Bọn gian tà bán nước cầu vinh

1407,Sau khi Hồ Qúy Ly giết vua cướp ngôi đc 7 năm,trong những năm tháng đó nhà Hồ đã thực hiện các chính sách cải cách vô cùng tiến bộ nhưng vì không đc long dân nên khi giặc minh sang xâm lược nước ta thì nhà Hồ đã bị lật đổ.Nhà Minh đặt ách thống trị tàn bạo lên nước ta suốt 20 năm.Chúng Chia đất nước ta thành quận,huyện,thi hành chính sách cai trị vô cùng độc ác để bóc lột sức lao động của nhân dân ta,cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của nước ta,cướp ruộng đất của nông dân.Chúng đối xử với dân ta còn thua cả loài cầm thú,giặc phương Bắc ko coi dân đại việt là người mà chúng gọi dân ta là bọn man di mọi rợ.Trước tình cảnh đó,Nguyễn Trãi cùng nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi Lãnh Đạo đứng lên lật đổ ách thống trị tàn bạo của giặc Minh.Khi thấy những hình ảnh mà giặc minh đối xử với người dân đại việt.Nguyễn Trãi đã căm giận lên án tội ác hủy diệt sự sống vô cùng dã man của quân “cuồng minh”.chúng đã tàn sát nhân dân ta 1 các man rợ :
“nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
sử sách còn ghi lại bao tội ác chống chất của giặc minh trong suốt 1 thới gian dài hơn 20:chúng bất nhân dân ta fải xuống biển dòng lưng mò ngọc trai,lên vào rừng sâu đãi cát tìm vàng,cống nạp ngà voi,hươu đen,chim trả…sưu cao thuế nặng chồng chất,phu phen lao dịch nặng nề.chúng đã hủy diệt môi trường sống ,dồn nhân dân ta vào bước đường cùng,vào hố diệt vong:
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,ngán thay cá mập thuồng luồng

Kẻ bị đưa vào núi đãi cát tìm vàng,khốn nổi rừng sâu nước độc
vét sản vật,bắt chim trả,chốn chốn lưới chăng
nhiễu nhân dân,bẫy huơu đen,nơi nơi cạm đặt
tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng…”
Đằng sau những hành động dã man,mưu mô xảo quyệt,là bộ mặt ghê tỏm lũ gian ác,những con ác quỷ phương bắc đang hoành hành trên xương máu.nước mắt,trên tính mạng và tài sản nhân dân ta :”thằng há miệng,đứa nhe răng,máu mỡ bấy no nê chưa chán”. tội ác của giặc minh đối với nhân dân ta,ko thể ghi hết tội,ko thể rửa hết mùi dơ bẩn,trời đất ko thể dung tha,ng' ng' đều cặmận.câu văn cảm thán của NT cắt lên như 1 lời nguyền,chất chứa căm hờn,oán jận,xúc động lay tỉnh hổng ng':
“độc ác thay,trúc nam sơn ko ghi hết tội
dơ bẩn thay,nước đông hải ko rửa sạch mùi!”
lấy những thứ vật chất hữu hạn như trúc nam sơn,nước đông hải để nói về tội ác vô hạn và sự nhơ bần của quân “cuồng minh”,cái cùng cực,cái vô cùng, Nguyễn Trãi đã ghi sâu vào lòng người,vào bia miệng tội ác của giặc Minh đến nghìn năm vẫn chưa phai.Có thể nói Tội ác của giặc minh là tội ác mà trời không dung đất không tha. Tác giả đã có cách lập luận chặt chẽ, sử dụng những hình ảnh rất thực và có sức khái quát cao, giọng văn linh hoạt,lời văn đanh thép hùng hồn để kết tội giặc Minh. Có thể nói, phần thứ hai là một bảng cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của giặc Minh là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ.Mục đích chính của đoạn này của tác giả là muốn nhân ta đánh thức lòng câm thù giặc của nhân dân“Ai bảo thần dân chịu đc?” để nhân dân ta đứng dậy dành lại độc lập từ do đánh đuổi bọn giặc khát máu,hiếu chiến… .

=======================================================

Đoạn 2 là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của quân xâm lược nhà Minh.Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc mInh đã thừa cơ vào cướp nước ta:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa
…….
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Tác giả khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động tội ác man rợ của chúng. Nào là tàn sát, giết hại nhân dân kể cả các em nhỏ cũng không tha: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn- Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”.Rồi chúng lại bóc lột dân ta bằng thuế khoá nặng nề, ra sức vơ vét tài nguyên đất nước, đẩy người dân đến chỗ đường cùng, thậm chí tính mạng không được đảm bảo:
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Còn dã man, tàn bạo đến mức:
-Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
-Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực
Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.
Ở phần đầu bản cáo trạng là một hình ảnh đầy ấn tượng: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn- Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”, để rồi két thúc bằng một hình ảnh có giá trị tổng kết cao: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội- Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”. Và cuối cùng là lời phán quyết nghiêm khắc, đanh thép của nhân dân ta về tội ác của chúng:
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được?

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.One