ZingTruyen.Asia

[BHTT 🐱 EDIT][HOÀN] Thần Hôn - Nhược Hoa Từ Thụ

Chương 40 (2)

3456789jqka

Chương 40 (2)

Tô Đô cũng không chối từ, lão đã trốn suốt năm năm, dung mạo hoàn toàn bị hoại, thu mình sống sót trong nơi lãnh cung, sống bằng cơm thừa canh cặn, so với phế phi trong lãnh cung còn không bằng, không biết một ngày bắt đầu từ khi nào. Tô Đô thậm chí còn nghĩ là ở đây kéo dài hơi tàn đến chết.

Nhưng bây giờ hoàng hậu lại đến hỏi lão chuyện năm năm trước, Tô Đô nhất định phải nắm được cơ hội này.

"Nương nương làm cách nào để thả ta ra ngoài?"

Trịnh Mật chỉ nói bốn chữ: "Tín Quốc điện hạ."

Đôi mắt Tô Đô sáng lên, như trong băng tuyết thấy được ngọn lửa đỏ rực, lão vội hỏi: "Tiểu điện hạ vẫn còn sao? Điện hạ có khỏe không?"

"Nàng ấy khỏe......"

Tô Đô không do dự nữa, nếu như trên đời này còn có một người nhớ thương Trịnh gia, nhớ thương thái phó cùng tiên hoàng hậu, thì đó chắc chắn là Tín Quốc điện hạ. Khuôn mặt lão hiện lên hồi ức, suy nghĩ một lát như là đang cân nhắc nên nói từ đâu.

Qua một lát, lão đã mở miệng, nói: "Trịnh thái phó, tên Hoằng, là người đầu tiên đạt được tam nguyên của triều ta. Năm ấy đậu Trạng Nguyên ngài ấy chỉ mới mười sáu tuổi, là thần đồng được cả triều công nhận."

*Tam nguyên là tên hiệu cho người đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình trong hệ thống thi cử nho học.

Chuyện cũ rất dài, phải ngược dòng đến thời điểm năm đó khi tiên hoàng vẫn còn là thái tử.

Trịnh Hoằng đỗ trạng nguyên, bước vào con đường làm quan. Chức quan đầu tiên ông làm chính là thị giảng chính tứ phẩm, việc hàng ngày phải là dạy học cho thái tử.

*Cấp bậc quan lại thời xưa được phân cửu phẩm hai cấp là chính phẩm và tòng phẩm, cùng một phẩm nhưng chính phẩm sẽ cao hơn tòng phẩm.

Nhưng thái tử còn lớn hơn ông những bốn tuổi, đã cập quan, phải nghe một tên nhóc dạy học tất nhiên là không phục rồi. Trịnh Hoằng trước giờ luôn suôn sẻ, tài học đúng thật kinh diễm, đương nhiên cũng có vài phần ngạo khí. Thái tử không phục thì ông sẽ tìm mọi cách để thái tử phục.

*Cập quan: Thời phong kiến, khi đàn ông đến tuổi hai mươi sẽ được làm lễ Nhược Quan (đội mũ) để đánh dấu là mình đã trưởng thành. Từ Quan và Quán đồng nghĩa nên đôi khi mọi người cũng sẽ đọc được là lễ Nhược Quán.

Sau vài lần giao phong, thái tử phát hiện ra tiểu trạng nguyên này không những lớn lên tuấn tú, mà con người đúng là có tài, đầu óc lại càng linh hoạt khôn khéo, ắt sẽ là lương tài nổi danh.

*Lương tài: Bậc lương đống có tài năng, trụ cột xã tắc.

Mà Trịnh Hoằng cũng phát hiện, thái tử nhìn như như tôn quý vô cùng, là trữ quân dưới một người, trên vạn người, nhưng thật ra lại không được hoàng đế yêu thích, bên cạnh còn có huynh đệ như hổ rình mồi.

Hai người thấu hiểu khó khăn của nhau, hơn nữa ngày ngày chung đụng, giữa quân thần thế mà lại sinh ra ý thưởng thức nhau.

Trịnh Hoằng một lòng giúp đỡ thái tử, hai người mưu đồ suốt mười chín năm, lần lượt hạ gục những huynh đệ có dã tâm, mãi cho đến hoàng đế băng hà, thái tử đăng cơ.

Khi đó, Trịnh Hoằng cũng đã làm quan đến trung thư lệnh, sau khi hoàng đế đăng cơ, việc đầu tiên làm chính là tôn Trịnh Hoàng làm thái phó, giao hoàng tử độc nhất cho ông, để ông dạy dỗ.

Sau đó, Trịnh Hoằng làm gì hoàng đế cũng tin ông. Thậm chí còn chính miệng nói rằng, lời Thái phó nói, việc Thái phó làm chính là lời trẫm nói, việc trẫm làm, bề tôi không thể trái ý.

Thái phó cũng hết lòng vì dân, công trung thể quốc.

Quân thần không có khoảng cách, lại đều là người siêng năng lo việc chính sự, nên chỉ mấy năm thiên hạ này đã chính trị thanh minh, trời yên biển lặng. Người dân không nhặt của rơi trên đường, trong triều lương thần liêm chính đếm không xuể, thật sự cảnh thịnh thế bậc nhất.

Tiếc là ngày vui ngắn chẳng tày gang, sáu năm sau, hoàng đế bệnh nặng, chỉ để lại thái tử năm ấy mới chín tuổi.

Trước khi lâm chung, ngài gọi thái tử và thái phó đến trước giường bệnh, trước mặt chúng thần, muốn thái tử phụng dưỡng thái phó giống như phụng dưỡng ngài. Đồng thời lại mệnh cho thái phó được toàn quyền quyết định mọi chuyện lớn nhỏ trong triều, cho đến khi tân quân tự mình chấp chính.

Hoàng đế tự mình nói trước mặt bách quan, còn không thể được sửa đổi như di chiếu. Thái phó đương nhiên lệ rơi đầy mặt thuận theo.

Sau khi hoàng đế băng hà thì thái tử kế vị, chính là đương kim.

Thái phó vẫn như ngày xưa, vừa xử lý chính vụ, vừa rút thời gian dạy tiểu hoàng đế đọc sách.

Tiểu hoàng đế rất thông minh, cũng rất tôn kính với thái phó, thậm chí còn thích nữ nhi duy nhất của thái phó. Năm mười lăm tuổi đã đích thân hỏi cưới với thái phó.

Thái phó đồng ý, hai người rất nhanh đã thành hôn.

Khi hoàng đế mười sáu tuổi, thái phó giao trả quyền lực. Bắt đầu từ đây, hoàng đế tự mình xử lý chính vụ.

"Nhưng con người vốn dễ thành quen, rốt cuộc thì hoàng đế vẫn còn trẻ, thủ đoạn cũng non nớt, khi xử lý chính vụ cũng thường hay mắc lỗi. Các đại thần cũng đã quen nghe lệnh thái phó, huống chi thái phó đã nắm giữ triều triều đình hơn mười năm, trong triều quá nửa đều là môn nhân của ngài để lại. Nương nương nói thử xem, dưới tình huống đó, nếu bệ hạ và thái phó có xung đột, thì các đại thần sẽ nghe lệnh hoàng đế hay thái phó?" Tô Đô hỏi.

Trịnh Mật không đáp.

Tô Đô nói tiếp: "Tiểu nhân vốn là kẻ hầu hạ tiên đế, sau khi bệ hạ sinh ra thì mới đến Đông cung hầu hạ. Tận mắt nhìn bệ hạ trưởng thành, nhưng ngay cả ta cũng không phát hiện bệ hạ đã bất mãn với thái phó đã lâu.

Bệ hạ thật sự rất biết nhẫn nhịn. Khi Triệu Lương vào cung chỉ là một tạp dịch dưới chót, thường xuyên bị người hiếp đáp. Có một lần hắn bị vài tên hoạn quan vây đánh thì bị tiểu thư Trịnh gia bắt gặp, tiểu thư Trịnh gia thấy hắn đáng thương nên đã gọi hắn đến trước mặt, hỏi hắn tên gì, làm việc ở đâu, tuổi còn nhỏ mà sao đã vào cung."

Trịnh Mật cụp mắt, việc này nàng biết, năm đó cung nhân bên người cô mẫu trong lúc vô tình cũng đã từng nhắc đến.

"Khi đó đúng lúc bệ hạ ở bên cạnh, tiểu thư Trịnh gia động lòng trắc ẩn nên đã khẩn cầu bệ hạ, có thể đổi hắn đi nơi khác không. Bệ hạ trực tiếp điều hắn đến cạnh, coi như cận hầu sai phái. Khi đó không cảm thấy có gì, mà nay nghĩ lại thì có lẽ bệ hạ xem Triệu Lương như tai mắt thái phó, để hắn ở lại bên người......"

Tô Đô cẩn thận nhớ lại, phân tích: "Chỗ tốt sau đó chính là thu mua hắn, biến hắn thành người mình. Thế nên Triệu Lương mới tránh được một kiếp vào năm năm trước, đến bây giờ vẫn được tín nhiệm."

Mấy năm nay, không biết Tô Đô đã phân tích bao lần, lúc nói có chút lộn xộn, nói xong Triệu Lương, thì lại nói đến hoàng đế: "Khi bệ hạ còn niên thiếu, thì thái phó đối xử với hắn rất là nghiêm khắc, nếu không thuộc bài thì thường bắt hắn chép phạt.

Sau này khi bệ hạ được mười mấy tuổi thì thái phó đã mềm mỏng hơn rất nhiều, khi dạy dỗ cũng cung kính hơn. Nhưng một khi bệ hạ có lỗi thì ngài ấy vẫn nói thẳng không cố kỵ, khẩn cầu bệ hạ sửa đổi."

"Ta còn nhớ rõ khi bệ hạ khoảng mười tám tuổi thì quốc cữu nhìn trúng một dân phụ, ỷ vào thân phận quyền thế nên đã đánh chết trượng phu của nàng ta trước mặt dân phụ đó, ném chết ấu tử còn trong tã lót, lại còn đốt nhà nàng ta. Sau đó thì cường đoạt ép nàng ta nhập phủ, dân phụ đó nhẫn nhục suốt mấy tháng, tìm được cơ hội chạy thoát khỏi phủ đệ, chạy đến Kinh Triệu Phủ. Sau khi kể hết oan tình thì trực tiếp đâm chết trên công đường, ngay trước mặt Kinh Triệu Phủ Doãn và bá tánh. Chuyện đó gây nên sóng to gió lớn, các đại thần không dám xử trí, bèn trình lên bàn thái phó."

*Quốc cữu: Cậu vua

Thái phó sai người thẩm tra, xác nhận lời dân phụ là sự thật, lập tức tống quốc cữu vào ngục, phán trảm lập quyết."

Việc này Tô Đô ấn tượng sâu đậm, nên nói cũng rất kỹ càng: "Khi đó bệ hạ đã được tự mình chấp chính hơn hai năm, nhưng đại quyền vẫn nằm trong tay thái phó. Bệ hạ và quốc cữu có tình cảm sâu đậm, trước khi thái hậu nương nương lâm chung còn từng nắm tay bệ hạ, muốn hắn quan tâm quốc cữu cả đời phú quý vô lo. Bệ hạ đồng ý thì thái hậu mới nhắm mắt.

Cho nên khi nghe nói chuyện đó thì hắn lo lắng sốt suốt, vội lệnh người mời đến thái phó, đau khổ cầu xin muốn thái phó thả cho quốc cữu một đường sống.

Tiểu nhân lúc ấy đang ở trong điện, thái phó đã từ chối. Nói là quốc cữu tàn nhẫn độc ác, làm người ác độc, hoàn toàn không có lòng kính sợ. Nếu hôm nay dung túng thì ngày sau tất còn có người rơi vào tay hắn, bị hắn sát hại. Bệ hả bèn nói là sửa án đưa đi lưu đày, không cho hắn hồi kinh."

"Hai năm qua bệ hạ đã làm được không ít chuyện, hơn nữa thái phó cũng đã trả quyền, bình thường cũng chưa từng vượt quá giới hạn. Nên khi đó, tuy là bệ hạ lo lắng, nhưng lại vô cùng chắc chắn là thái phó sẽ lui bước.

Nhưng thái phó đã làm quan hơn nửa đời, sao lại không biết ẩn ý trong đó chứ. Nếu hôm nay sửa thành lưu đày, quốc cữu đến nơi lưu đày thì lại càng thêm không kiêng nể, quan viên địa phương e sợ thiên tử tất sẽ không làm gì được hắn, để mặc hắn làm xằng làm bậy. Qua vài năm, tìm cớ đại xá thiên hạ, thì quốc cữu cũng sẽ hồi kinh.

Mạng người oan khuất phải tìm ai đòi lại đây? Thái phó tất nhiên là không đồng ý. Lúc này bệ hạ mới nóng nảy, bèn cãi nhau với thái phó, thái phó nhất quyết không chịu nhượng bộ, một hai phải phán quốc cữu trảm hình. Bệ hạ không cãi lại được, ngày hôm sau hắn đích thân viết chiếu thư, ấn ngọc tỷ, ra lệnh xá tội cho quốc cữu, sửa án lưu đày. Nhưng chiếu thư ban từ trong cung truyền xuống, suốt một đường không ai phụng chiếu."

Trịnh Mật có thể tưởng tượng được khi đó hoàng đế hoảng sợ cỡ nào. Cứ ngỡ là sau khi tự mình chấp chính thì đã đứng vững trong triều, hơn nữa còn là cửu ngũ chí tôn. Tuy là không thể chống lại thái phó nhưng ít nhất cũng có thể khiến mọi người nhìn thấy quyết tâm của hắn, từ đó thủ hạ lưu tình.

Kết quả, chiếu thư do chính tay hắn viết ban xuống thế mà lại không một người phụng chiếu, cả triều văn võ, không một người giúp hắn, thiên hạ vạn dân, không một người nghe lệnh.

Chỉ sợ bắt đầu từ hôm ấy hắn đã không thể ngủ ngon, cảm thấy khắp nơi đều là tai mắt Trịnh gia.

Hoàng đế bắt đầu nhẫn nhịn, nhẫn một lần suốt mười năm. Dù cho đã có thân tín, dù cho thái phó dần dần không hề hỏi đến chuyện triều chính thì hắn vẫn nhớ kỹ bóng ma năm đó, sợ cục diện hạ chiếu nhưng lại không có ai phụng chiếu, nên vẫn luôn kiềm nén. Cho đến ngày thái phó mất, lúc này hắn mới phát tiết được oán giận sâu đậm của mình.

"Cung nhân trong Tử Thần Điện đều từng thấy bệ hạ vâng dạ cung cút với thái phó, hắn vừa thấy chúng ta thì sẽ nhớ đến sự khuất nhục hôm đó, thế nên mới không tha cho chúng ta." Khóe môi Tô Đô nở nụ cười lạnh.

Trịnh Mật không ngờ chuyện là như vậy, nàng lại hỏi: "Lúc chuyện xảy ra, không có người nào cảnh báo sao?"

Tô Đô nói: "Xảy ra quá nhanh, khi ta vừa biết tin thì đã lập tức đến Nhân Minh Điện báo tin cho cho hoàng hậu nương nương. Hoàng hậu nương nương lập tức viết hai lá thư một lá gửi về Trịnh phủ, lá còn lại được gửi đến tay Thục phi nương nương.

Nhưng lá trước còn chưa ra khỏi cửa cung thì đã bị chặn lại, lá sau là do ta thuận tay mang theo, sợ bị phát hiện nên không dám gửi đến tay Thục phi nương nương.

Thẳng đến khi bệ hạ hạ lệnh giam lỏng hoàng hậu nương nương, ta sợ trong thư có chuyện gì quan trọng nên mời tìm mọi cách đưa đến tay Thục phi nương nương.

Thục phi nương nương và hoàng hậu nương vẫn luôn không hợp nhau, quanh năm suốt tháng ngay cả mặt cũng không thấy được một lần.

Nhưng từ khi Trịnh gia xảy ra chuyện, Thục phi vẫn luôn cầu tình cho Trịnh gia, quỳ suốt một ngày ngoài Tử Thần Điện, còn đưa thư ra khỏi cung ý muốn nhờ Sở gia tương trợ.

Tiếc là khi đó cửa cung sâm nghiêm, thư Thục phi nương nương gửi không một lá nào được gửi ra.

Cho đến khi nhìn thấy thư tay hoàng hậu nương nương viết cho ngài ấy thì bỗng ngài ấy yên tĩnh lại, đóng cửa không nghe chuyện bên ngoài nữa."

Tô Đô đã thắc mắc chuyện này nhiều năm, nên cứ nhớ hoài không thôi. Nhưng khi đó cũng có không ít phi tần cầu xin cho hoàng hậu, sau đó Thục phi cũng không bị liên lụy và được bảo toàn.

"Hơn một tháng đó, thần hồn nát tính, tin tức bị phong tỏa từ trong ra ngoài cung, đồng thời trong cung cũng bắt đầu liên tiếp chết chóc, ta vất vả lắm mới trốn thoát được, núp trong lãnh cung này kéo dài hơi tàn đến nay, sống so với chết còn không bằng. Cũng không biết vì sao nữa, nhưng có lẽ tiếc cái mạng già này."

....

Khi Trịnh Mật nghe xong chuyện cũ, đi ra ngoài thì trời đã gần tối, bên ngoài tuyết rơi dày đặc, lớp tuyết trên mặt đất nhanh chóng dày lên vài phần, từ đầu mùa đông đến nay vẫn chưa thấy tuyết lớn đến vậy.

Nàng bước trên tuyết, đi bước sâu bước nông, Vân Tang đi theo phía sau, trên đường thỉnh thoảng sẽ gặp cung nhân, nên Trịnh Mật có đau xót khôn nguôi cũng không dám để lộ ra ngoài.

Nhưng mặt nàng không biết là bị gió thổi đến chết lặng, hay làm sao mà không cảm nhận được chút lạnh lẽo nào.

Lòng nàng toàn là những gì Tô Đô mới vừa nói. Hóa ra là như thế, thế mà lại thành ra như vậy.

Khi nàng quay lại Nhân Minh Điện thì y phục đã ướt, Vân Tang vội sai người chuẩn bị nước, lại lệnh cho người pha trà gừng.

Trịnh Mật mơ màng hồ đồ, sau khi tắm gội xong thì muốn ở một mình một lát, bên ngoài bỗng có người tới bẩm, bệ hạ đến.

Đã suốt mấy tháng hoàng đế không đến đây, nay bỗng nhiên lại giá lâm nên các cung nhân luống cuống tay chân, vội vàng chuẩn bị công việc tiếp giá.

Lòng Trịnh Mật ngập tràn hận ý, muốn đến trước mặt hoàng đế hỏi một câu. Thái phó có lỗi với xã tắc, có với triều đình, có lỗi với hoàng gia chỗ nào? Mười sáu tuổi trả quyền, ông chưa từng nhúng tay vào, quốc cữu phạm pháp nhưng hắn không nên chết sao?

Nhưng khi bóng người màu vàng bước ra từ bóng tối, đến đại điện thì Trịnh Mật bỗng nhiên tỉnh táo lại, vẫn chưa đến lúc.

Nàng nắm chặt tay, lòng bàn tay bị móng tay bấm đến phát đau nhưng sắc mặt lại dịu xuống, chậm rãi cúi người làm lễ. Mỗi khi cúi người thấp xuống một chút thì tim Trịnh Mật như bị cứa thêm một nhát dao, tựa như thấy được tổ mẫu treo cổ trong từ đường, nhìn thấy thi hài tổ phụ bị lôi ra khỏi mộ, nhìn thấy phụ thân thúc bá bị chém đầu ngoài Ngọ Môn.

"Thần thiếp bái kiến bệ hạ." Nàng mở miệng nói.

Hoàng đế đi đến trước mặt nàng, bỗng ôm nàng vào ngực hắn. Cả người Trịnh Mật cứng đờ, ghê sợ đến mức muốn nôn ra.

"Sao lại cứng ngắc như thế? Lạnh sao? Hoàng đế liếc nàng, hỏi.

Trịnh Mật cụp mắt: "Thần thiếp hồi hộp thôi ạ."

Hoàng đế cười hai tiếng, lại ôm chặt hơn, nhìn mặt nàng: "Đã vắng vẻ hoàng hậu rồi, nhưng không phải hôm nay trẫm đã đến sao?" Hắn nói hết câu, phất tay lệnh cho cung nhân lui ra.

Trịnh Mật mở miệng: "Chậm đã......"

Hoàng đế cười tủm tỉm nhìn nàng, bàn tay sờ thẳng xuống eo Trịnh Mật Trịnh Mật ngẩng đầu nhìn hắn, ý cười dịu dàng: "Chỗ thần thiếp có một món quà đặc biệt dành riêng cho bệ hạ. Vốn chuẩn bị hiến tặng cho bệ hạ, không ngờ bệ hạ đã đến rồi. Thế không biết bệ hạ có nguyện xem tâm ý của thần thiếp không?"

Nói xong, hai tay móc lấy đai lưng của hoàng đế

Hoàng đế cười to: "Được, để trẫm nhìn xem là tâm ý gì."

Trịnh Mật nhìn về phía Vân Tang, Vân Tang hành lễ rồi lui xuống.

Các cung nhân hiểu ý, từng người chuẩn bị đàn sáo, nhạc khí diễn tấu, lại dâng món ngon mỹ tửu lên. Sau đó có một mỹ nhân đi ra từ sau màn che, nụ cười xinh đẹp, điệu múa động lòng người.

Hoàng đế cười một chút, ôm hoàng hậu ngồi xuống. Trịnh Mật nhìn thẳng, vừa suy nghĩ sao hoàng đế lại đột nhiên đến đây, vừa nghĩ làm sao để thoát thân.

Mỹ nhân rất đẹp, là Trịnh Mật tìm thấy trong hành cung, dáng người quyến rũ, dung mạo thanh lệ như sen trong nước, khiến người sinh lòng thương tiếc. Hoàng đế xem mê mẩn nhưng lại không nhập tâm mấy, cũng không buông Trịnh Mật ra.

Hắn đã thấy mỹ sắc nhiều rồi, tuy tư dung như vậy đã là thượng thừa, nhưng chỉ cần ở trong cung thì không cần phải vội hưởng dụng, sớm muộn cũng là của hắn thôi. Hắn nhớ rõ hôm nay đến làm gì, là đến tìm hoàng hậu.

"Ca vũ xem muộn vài ngày cũng không sao, nhưng đêm tân hôn của trẫm và hoàng hậu thì đã đợi lâu rồi." Hoàng đế cười nói.

Trong điện Trinh Quán, Minh Tô vẫn chưa xuất cung, nàng và tam hoàng tử nói xong thì gió tuyết đã cản đường xuất cung của nàng. Nàng thấy sắc trời cũng không còn sớm, bèn trực tiếp nghỉ lại trong điện một đêm.

Đang muốn ngủ, bỗng ngoài điện vang lên tiếng đập cửa.

Mở ra thì thấy đó là nữ quan bên người hoàng hậu. Minh Tỗ vẫn quyết định là không gặp hoàng hậu, huống hồ bây giờ lòng dạ nàng đang lo cho Trịnh Mật. Đang muốn sai người khuyên nàng ấy đi, thì nữ quan đó vội la lên: "Bệ hạ đột nhiên giá lâm đến Nhân Minh Điện, trời đã tối thế rồi......"

Minh Tô ngắt lời nàng ấy: "Bệ hạ giá lâm Nhân Minh Điện thì không phải là chuyện tốt sao?"

Vân Tang tới đây là tự chủ trương, trong lòng gấp gáp hoảng loạn, nghe ý công chúa là có ý không muốn giúp đỡ, vội nói: "Nhưng......"

"Cô cô về đi." Minh Tô nói, vẫy vẫy tay, lập tức có người đẩy Vân Tang ra ngoài.

Cửa cung bị đóng lại. Nhốt người ở bên ngoài.

Minh Tô xoay người về điện, ấm nước đã sôi. Nàng bước đến, nhấc ấm lên pha một chung trà đặt.

Nàng nghĩ kỹ rồi, không hề đi gặp hoàng hậu, huống chi đế hậu tương hài vốn chính là lẽ thường, liên quan gì đến nàng chứ"

* Đế hậu tương hài: Đế hậu là một, hòa hợp lẫn nhau

Nước sôi rót vào vào tách, hương trà tỏa ra xung quanh, nhưng Minh Tô không những không thoải mái, mà ngược lại còn hơi bực bội.

Nàng yên lặng một lát, nâng bình lên rót một chung trà

"Ta không muốn thị tẩm." Trong đầu đột nhiên vang lên giọng nói của hoàng hậu.

Minh Tô cầm chung trà lên, xem xét màu trà.

"Ta sẽ không thị tẩm." Hoàng hậu vẫn không từ bỏ.

Minh Tô lạnh nhạt suy nghĩ, không liên quan đến ta, ta chỉ muốn A Mật, ta không thể có lỗi với A Mật được. Nàng cúi đầu ngửi hương trà.

Huyền Quá bước vào, đang muốn nói thì điện hạ bất ngờ đứng lên, đặt chung trà lên bàn, bước nhanh đi ra ngoài, bước vào mưa tuyết.

-----

Nói chung Hoàng đế truyện này là người ra sao thì mọi người đọc cũng biết rồi. Nhưng đọc chương này vẫn thấy xót cho ổng một chút, chút xíu xiu thôi à. Dù gì cũng là thiên tử, mà chiếu thư tự mình viết lại không có tác dụng, nếu xét đúng thì hành động của thái phó là sai, cãi lệnh vua, là một quyền thần. Tất nhiên là trong chuyện đó thì thái phó hoàn toàn đúng, đúng về lý nhưng lại sai về nghĩa vua tôi. Hoàng đế tức không? Tức chứ, vừa tức mà vừa sợ, sợ giang sơn này không còn là của người nhà họ Minh nữa. Về thái phó thì mình không có bàn luận nữa, cây ngay dễ đổ, trung thần dễ chết, đặc biệt là trung thần ngay thẳng như ông. 

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Asia